Năm 2015 – 2016: Toàn cầu nóng nhất trong lịch sử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo một báo cáo mới được Văn phòng khí tượng Vương quốc Anh công bố, năm 2015 – 2016 sẽ là 2 năm nóng kỷ lục trên Trái Đất.

Các đợt nóng sẽ quét qua toàn bộ hành tinh trong 2 năm này. Nền nhiệt độ toàn cầu năm 2015 đã tăng 0,38 +/- 0,14 độ C so với giai đoạn 1981 - 2010 (tăng 0.68 +/- 0.14 độ C so với giai đoạn 1961-1990). Nếu tiếp tục duy trì nền nhiệt này, năm 2015 sẽ trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay.
Năm 2015 – 2016: Toàn cầu nóng nhất trong lịch sử - Ảnh 1
Bản báo cáo nhấn mạnh, nền nhiệt này có thể tác động tiêu cực đến lượng mưa và nhiệt độ tại từng khu vực và có thể kéo dài trong ít nhất 2 năm tới cùng với sự nóng lên toàn cầu trong 2 thập kỷ tiếp theo. Luận điểm này phần nào lý giải cho việc thời gian qua khu vực châu Á liên tục chịu hạn hán cục bộ kéo dài và lũ lụt nghiêm trọng, kèm theo đó là những cơn bão cường độ mạnh.
Năm 2015 – 2016: Toàn cầu nóng nhất trong lịch sử - Ảnh 2
Một trong những lý do chính của nền nhiệt tăng là hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương. Dự báo, hiện tượng này sẽ diễn ra mạnh mẽ nhất vào giữa và cuối mùa đông 2016.
Năm 2015 – 2016: Toàn cầu nóng nhất trong lịch sử - Ảnh 3
Trong những thập kỷ qua, nhiệt độ Trái đất đã gia tăng nhanh chóng. Trước đó, Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên Hợp quốc từng công bố năm 2014 là năm nóng nhất kể từ khi có dữ liệu ghi chép.

Trái Đất có thể “sốt” thêm 4 độ C vào cuối thế kỷ này. Điều này kêu gọi những thay đổi lớn cần nhanh chóng được thực hiện, trong đó có những hoạt động liên quan đến các nguồn năng lượng thay thế, tăng trưởng “thông minh”, và giao thông vận tải sạch.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần