Năm 2015 , kinh tế TP Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập sâu rộng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thành phồ Hồ Chí Minh, với cương vị là đầu tàu kinh tế của đất nước, để tiến ra “biển rộng” hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và thế giới.

Nhân dịp xuân về, PV báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS Trần Du Lịch (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là Chuyên gia kinh tế hàng đầu cũa Việt Nam) về vấn đề này.
Thưa ông Trần Du Lịch, vừa qua tại Nghị trường Quốc hội, trả lời báo chí về tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, ông ví giống như “Người khỏe không ra khỏe, ốm không ra ốm”. Vậy đối với nền kinh tế của TP HCM giai đoạn hiện nay có như vậy không ?
- Ông Trần Du Lịch: Kinh tế trên địa bàn TP HCM nó phản ánh khá rõ nét nhiệt độ kinh tế của cả nước. Nói một cách cụ thể, nếu kinh tế của cả nước mà thuận lợi, phát triển tốt thì kinh tế TP HCM nó phản ánh sự phát triển nhanh và rõ nét hơn. Ngược lại, trong trường hợp tác động tiêu cực thì kinh tế TP HCM chịu tác động tiêu cực lớn hơn. Tại sao như vậy, bởi nền kinh tế TP HCM là địa bàn sớm vận hành theo cơ chế thị trường, tác động của thị trường rất mạnh. Vì thế, yếu tố thị trường trên địa bàn này nó thể hiện rất rõ nét tính chất thị trường.

Nhìn lại trong những năm gần đây, khi nền kinh tế của nước ta bị tác động bởi sự bất ổn vĩ mô và suy  giảm như các năm 2011-2012 thì kinh tế TP HCM chịu tác động rất lớn. Nhưng từ giữa năm 2013, khi nền kinh tế của cả nước bắt đầu phục hồi thì tốc độ phục hồi của kinh tế TP HCM nhanh hơn. Từ cuối năm 2013 và bước sang năm 2014, tôi khẳng định kinh tế TP HCM đang trên đà phục hồi rõ nét hơn cả nước. 

 
Ông Trần Du Lịch (bên trái) trả lời phỏng vấn phóng viên báo Kinh tế và Đô thị. Ảnh: Trinh Thương
Ông Trần Du Lịch (bên trái) trả lời phỏng vấn báo Kinh tế và Đô thị. Ảnh: Trinh Thương
Về nguyên nhân mà kinh tế TP HCM phục hồi nhanh và rõ nét hơn cả nước thì có mấy  yếu tố sau đây:

Thứ nhất, số doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn TP kể cả doanh nghiệp FPI và doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Những DN tôi gọi là có sức mạnh, sức đề kháng tốt nó chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.. Ngay trong lúc khó khăn nhất, nhiều DN của cả nước làm ăn thua lỗ, ngưng hoạt động rất nhiều thì có khoảng 1/3 (trong tổng số 150 ngàn) số DN tại TP HCM vẫn làm ăn có lãi. Cùng với nó, có khoảng 300 ngàn cơ sở kinh tế cá thể, hộ gia đình sản xuất, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động rất hiệu quả và ổn định.
Thứ hai, chính quyền TP HCM có truyền thống luôn chủ động ứng phó, năng động ứng phó. Như chúng ta đã biết khi cái nợ xấu (tôi gọi là cục máu đông) nó làm nghẽn mạch máu trong thanh khoản thì giữa ngân hàng và DN mất niềm tin với nhau, trong khi ngân hàng thì thừa tiền mà DN lại không vay được vì đang nợ xấu. Trước tình hình như vậy, Chính quyền TP đã chủ động cùng Ngân hàng nhà nước (NHNN) xây dựng chương trình “kết nối doanh nghiệp”, tức là tay ba (gồm Ngân hàng – DN – Chính quyền) ngồi lại với nhau, rà từng DN, đánh giá xem mặc dù DN này đang khó khăn, vướng nợ nhưng nó có thị trường thì cho vay tiếp thì nó có khả năng trả được nợ. Trong 11 tháng của năm 2014, chương trình kết lối DN đã giúp các ngân hàng giải ngân lên đến 30 ngàn tỷ đồng. Khi DN vay được tiền thì sẽ hoạt động trở lại và có lãi để trả cả nợ xấu trước đó, tôi cho rằng như vậy các ngân hàng cho vay mà lại đòi được nợ, vẹn cả đôi đường.

Thứ ba, TP HCM là một thị trường rất lớn, cái nhân tố thị trường nó tạo thuận lợi cho hoạt động của DN.

Với tất cả các nguyên nhân nêu trên nó làm cho kinh tế TP HCM nó phục hồi nhanh hơn. Cụ thể những năm khó khăn như năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng GDP của TP HCM là 9,2%; năm 2013 tăng 9,3% và năm 2014 tăng 9,6%. Tăng trưởng và phục hồi như vậy tôi cho là chậm nhưng xu hướng phục hồi là rõ nét và trong cái phục hồi đó vẫn còn chứa đựng tính trì trệ nên tôi nói nó giống như “người ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe”. 

Ông nói rõ hơn về hiệu quả của “Chương trình kết lối doanh nghiệp” mà TP HCM đang thực hiện?

- Ông Trần Du Lịch: Thời điểm này có thể nói DN địa bàn TP HCM chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: khoảng 1/3 số DN làm ăn rất tốt và hiệu quả ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất họ vẫn giữ được thị trường. Các DN này lại vay được tín dụng với lãi suất thấp, thành ra những DN này đã giầu lại càng làm giầu dễ thêm; Nhóm 2: Cũng khoảng 30%, là những DN vướng nợ và khó khăn nhưng trong ba năm liên tiếp (2012 – 2014) vẫn bám trụ và hoạt động. Những DN này sẽ được tiếp sức bởi chương trình kết lối doanh nghiệp để phục hồi và hiện nay số DN này đang phục hồi; Nhóm 3: Khoảng 30% còn lại là những DN đặc biệt khó khăn và hầu như đã ngưng hoạt động thì số DN này rất khó phục hồi.

Bước sang năm 2015, nhóm DN thứ nhất tiếp tục phát triển tốt còn nhóm DN thứ hai đang lấy đà. Về quan điểm kinh tế thị trường thì chúng tôi không quan tâm nhiều đến nhóm thứ ba, có thể nhóm này sẽ bị thị trường thanh lọc và đào thải. Quan điểm của chúng tôi là phải cứu DN ở nhóm thứ hai để nhóm này có cơ hội phát triển, tôi cho rằng sang năm 2015 với sự hỗ trợ của chương trình kết lối doanh nghiệp thì sẽ có khoảng 50% nhóm DN này sẽ phục hồi để ra nhập vào số DN của nhóm thứ nhất.

Đây là điểm đáng ghi nhận sự lỗ lực của Chính quyền TP HCM là chủ động để gỡ về mặt tín dụng cho DN. Có thể xem đây là thành tích tổng hợp giữa TP HCM với Ngân hàng nhà nước. 

Theo ông, hiện nay cơ cấu kinh tế của TP HCM đã đi đúng hướng và GDP năm 2014 chỉ tăng 9,6% đã phản ánh đúng với điều kiện thực tế của thành phố chưa?

- Ông Trần Du Lịch: Hiện cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch đúng hướng, năm 2014 tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 852.523 tỷ đồng, tăng 9,6%. Trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng 59,6% trong GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 39,4%, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 1%.

Với TP HCM, mục tiêu kinh tế không chạy theo tốc độ tăng trưởng cao mà kinh tế phải chất lượng về tăng trưởng. Về đô thị phải xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng chứ không phải làm nhiều công trình mà nó đồng bộ.

Trong 4 năm vừa rồi, hai mục tiêu này đã đi đúng hướng và có thể nói tuy tốc độ tăng trưởng chỉ 9,6% không đạt mục tiêu đề ra (từ năm 2011 – 2015 tăng trưởng 11%) nhưng về chất lượng tăng trưởng có thay đổi. Tỷ trọng những nhóm ngành mà hàm lượng giá trị gia tăng cao như công nghiệp và dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Hiệu quả đầu tư cao, nếu như giai đoạn 2006 – 2010 để tăng trưởng 1 đồng thì hệ số đầu tư là 3,64 đồng, nhưng đến gia đoạn 2011 – 2015 hệ số đầu tư chỉ là 3,31 đồng, trong khi con số này bình quân cả nước là trên 6 đồng.

Điểm nổi bật của TP HCM là hiệu quả của vốn đầu tư nhà nước (đầu tư công), nếu như giai đoạn 2006 – 2010 để huy động 100 đồng đầu tư xã hội thì nhà nước phải đầu tư 13 đồng, nhưng giai đoạn 2011 – 2015 thì nhà nước chỉ phải đầu tư 9 đồng. Đầu tư nhà nước về số tuyệt đối thì tăng nhưng cái tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội phải giảm thì hiệu quả mới cao, đây là những chỉ tiêu đặc biệt của TP HCM so với các địa phương khác.

Các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao mà thành phố đã xây dựng xong như Khu công nghệ cao, Khu phần mềm Quang Trung, Khu nông nghiệp, Khu y tế và Khu chuyên về cơ khi kỹ thuật cao…sẽ làm tăng chất lượng của nền kinh tế thành phố.

Năm 2015 là năm kết thúc kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và cũng là năm bản lề của kế hoạch 5 năm tiếp theo, theo ông TP HCM cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì để phát triển kinh tế và hội nhập ?

TP HCM cần tập chung những việc để chuẩn bị cho giai đoạn 2016 – 2020:

Một là, kinh tế TP HCM là nền kinh tế đô thị nên xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị là đặc biệt quan trọng, thành phố cần sớm giải quyết bài toán về hạ tầng đô thị, phải tập trung hoàn thành những công trình lớn, công trình trọng điểm.

Hai là, thành phố đang chủ động đưa ra các biện pháp để phát triển nhanh các công nghiệp hỗ hợ, thực hiện 4 nhóm giải pháp mà nhà nước hỗ trợ cho DN như: giúp giải pháp công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; ưu đã về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ tín dụng. Hiện 4 giải pháp này đang được triển khai nó sẽ chưa tác dụng ngay trong năm 2015 này nhưng nó sẽ có tác động hiệu quả lớn từ những năm 2016 trở về sau.

Ba là, hiện thành phố đang tích cực cùng DN để chuẩn bị tất cả các điều kiện để hội nhập sâu cùng các nước trong khu vực và thế giới như: giúp DN, cùng DN giảm chi phí sản xuất để nâng sức cạnh tranh để DN tái cơ cấu…

Tôi cho rằng, năm 2015 các di chứng của giai đoạn bất ổn vĩ mô vẫn còn tiếp tục phải khắc phục như: vấn đề nợ xấu, lãi suất cao, các DN làm ăn thua lỗ, phá sản ngừng hoạt động và niềm tin của thị trường… Tuy nhiên, năm 2015 sẽ mở ra hướng phát triển mới trong đó cần xem hội nhập như một cơ hội để chúng ta phát triển nhanh và DN phải tận dụng cơ hội hội nhập này để phát triển chứ không quá lo sợ là cạnh tranh không nổi. Trong hội nhập thì sẽ có nhiều thách thức, theo tôi chính cái thách thức này giúp DN vượt qua để phát triển bền vững. Chính sự thách thức khiến DN vượt lên tạo cho DN nền tảng, sức mạnh để đương đầu với thương trường. Tôi nhớ không nhầm có một nhà doanh nghiệp rất thành đạt trên thế giới, người sáng lập một tập đoàn nổi tiếng đã nói đại ý như sau:  khi được hỏi ông có bí quyết gì để phát triển mạnh và thành công như vậy? ông ta trả lời: “Tôi chỉ có một thuận lợi duy nhất là tôi ra đời trong hoàn cảnh hoàn tòan bất lợi”. Nói như vậy để thấy rằng, nếu DN như một đứa bé sinh ra được nuôi nấng, chăm sóc kĩ càng chỉ biết dựa vào cha mẹ thì khi gặp bất chắc sẽ không đương đầu nổi và rất dễ đầu hàng. Chúng ta phải đạp, phải vượt lên những thách thức để hội nhập. Hiện nay các chính sách về thể chế kinh tế về pháp luật đã được cải cách mạnh mẽ đang đi vào thực tiễn đáp ứng được mặt bằng chung về môi trường pháp lý như trong khu vực.

Tôi nhấn mạnh rằng, DN cần nhận thức rằng kinh tế vĩ mô mà ổn định, môi trường pháp lý tốt lại thêm nền hành chính mà phục vụ tốt thì ba nhân tố này là cái hỗ trợ lớn nhất cho DN phát triển và hội nhập tốt chứ không phải là vấn đề thuế hay đất đai…

Tr
ân trọng cám ơn ông!