Năm 2021: Nhiều cổ phiếu sẽ tăng trưởng tốt nhờ phục hồi kinh tế

Thời Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về quy mô, dòng tiền, thanh khoản, số lượng tài khoản. Dự báo năm 2021 có nhiều cổ phiếu sẽ tăng trưởng tốt nhờ phục hồi kinh tế.

Ngành Xi măng: Được đánh giá phục hồi tại thị trường trong nước, nhưng xuất khẩu có thể chững lại. Ước tính nhu cầu trong nước năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng 5 - 7% so với mức thấp trong năm 2020. Điều này là nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, FDI, và xây dựng bất động sản phục hồi.
Sản lượng xuất khẩu trong năm 2021 được kỳ vọng duy trì ổn định do nhu cầu của Trung Quốc tích cực. Năm 2020, hầu hết các cổ phiếu xi măng niêm yết đều như: HT1, BCC và BTS, tăng lần lượt 22%, 23% và 8% so với đầu năm, dư địa tăng trong năm 2021 vẫn còn nhưng không nhiều.

Ngành Xăng dầu: Dựa trên ước tính của các tổ chức kinh tế trên thế giới về giá dầu trong năm 2021, dầu Brent sẽ đạt mức bình quân 52 USD/thùng trong năm 2021, dự kiến tăng 23% so với cùng kỳ.
Giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động của các dự án nhộn nhịp triển khai trở lại. Trong đó, các dự án đang triển khai như: Đại Nguyệt WHP, LNG Thị Vải và nhà máy lọc dầu Long Sơn… Dự báo, lợi nhuận của ngành dầu khí sẽ phục hồi 35,7% trong năm 2021. Các động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngành là PLX tăng 199% so với cùng kỳ và GAS (tăng 16,3% so với cùng kỳ). Công ty Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của PLX trong năm 2021 sẽ phục hồi 200% so với cùng kỳ đạt 4.800 tỷ đồng.
MWG là mảng tiêu dùng không thiết yếu, cổ phiếu được định giá trong năm 2021 cao hơn hiện tại.
GAS có ước tính sản lượng khí tăng 9% do có nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng, và việc thiếu khí từ Block 11.2 trong năm 2020 sẽ không diễn ra trong năm 2021. Giá dầu FO được giả định tăng 19% cũng sẽ thúc đẩy lợi nhuận cho GAS tăng 16,3% so với năm 2020.

PVS mặc dù khối lượng công việc của M&C sẽ giảm đáng kể, nhưng lợi nhuận từ công ty liên kết sẽ cao hơn, do có FSO Sao Vàng mới trong năm 2021 và không có chi phí phát sinh thêm cho FSO MV12 như trong năm 2020. Đặc biệt, PVS đang tích cực tham gia đấu thầu các dự án trọng điểm như Block B, nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 cùng các dự án trong và ngoài nước khác.

PVD: Ngoại trừ giàn khoan tự nâng PVDrilling VI được ký hợp đồng từ tháng 1 đến tháng 8/2021 và giàn TAD có thể bắt đầu khoan cho Shell Brunei vào tháng 8/2021, kỳ vọng thị trường dịch vụ khoan sẽ nhộn nhịp hơn trong năm 2021.

Giá cổ phiếu dầu khí đã tăng trở lại mức trước khi có dịch bệnh Covid-19. Nhưng vai trò phục hồi của giá dầu vẫn đem đến cơ hội giao dịch trong ngắn hạn, do đó nhà đầu tư có thể xem xét các cổ phiếu có tương quan cao nhất với giá dầu như PVD, BSR, OIL.
Ngành bán lẻ: Đây là ngành có độ nhạy cao với dịch bệnh. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen sống để thích ứng với đại dịch.

Triển vọng tăng trưởng năm 2021 đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG) là mảng tiêu dùng không thiết yếu nên phục hồi chậm. Tăng trưởng doanh thu ngành điện thoại di động và điện tử gia dụng có thể đi ngang, còn MWG do có thêm thị phần điện thoại di động và điện tử gia dụng có thể sẽ tăng 10% so với cùng kỳ, thấp hơn mức trước đại dịch là 20%.

FPT Retail (FRT) cũng doanh thu từ điện thoại di động nhưng vốn nhỏ, do đó FRT có thể tiếp tục thua những công ty thương mại điện tử trong cuộc chiến giá online. Do đó, FRT có thể phục hồi chậm hơn so với toàn ngành.

Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), dù sản lượng tiêu thụ bán lẻ có thể vẫn giảm so với mức trước dịch bệnh Covid-19 vào đầu năm 2021, nhưng việc giá vàng tăng nhanh có thể bù đắp được mức sụt giảm và tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng doanh thu cho PNJ. Dự báo, MWG sẽ được định giá lại ở mức cao hơn hiện tại. PNJ có thể giành thêm thị phần trong thời gian tới và do đó PNJ cũng dự báo định cao hơn hiện tại.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần