Năm 2025, huyện Hoài Đức có thêm 5 di tích được xếp hạng cấp thành phố
Kinhtedothi- Trưởng phòng Văn hóa, khoa học và thông tin huyện Hoài Đức Bùi Thu Hương thông tin, ngoài 111 di tích được xếp hạng (69 di tích cấp Quốc gia, 42 di tích cấp thành phố); năm 2025, huyện có thêm 5 di tích được xếp hạng cấp thành phố.
“Danh mục tổng kiểm kê di tích của TP Hà Nội”, cho thấy: huyện Hoài Đức có 269 di tích, trong đó 111 di tích được xếp hạng (69 di tích cấp Quốc gia, 42 di tích cấp thành phố). Đặc biệt trên địa bàn huyện có di tích thờ Lý Bí - vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam và Lý Phục Man, người có công xây dựng và bảo vệ nhà nước Vạn Xuân độc lập vào thế kỷ thứ VI.
Năm 2025 huyện Hoài Đức tiếp tục có thêm 5 di tích được UBND TP xếp hạng (gồm chùa Bảo Tháp (chùa Hống), thị trấn Trạm Trôi), chùa Ngọc Tân (Ngọc Tân tự, xã Yên Sở), đền thờ Đức Tiên Chúa (xã Đông La), quán Hạ (quán Vải - xã Vân Côn), và cụm di tích đình Quế Dương và chùa Phổ Am (xã Cát Quế). Còn theo “Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể cấp thành phố", huyện Hoài Đức có 55 di sản văn hóa phi vật thể, gồm các loại hình: Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, di sản ưu tiên bảo vệ, 1 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh và 5 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, 1 Nghệ nhân được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Lễ hội đình làng Phương Bảng (diễn ra từ 9 đến 11/3/2025), đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia...
Thông thường di tích luôn gắn liền với lễ hội truyền thống, do đó để quản lý chặt chẽ các lễ hội, nhằm phát huy đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, phát huy giá trị của các di tích - mùa lễ hội Xuân 2025, huyện Hoài Đức đã có những quy định chặt chẽ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, từ trung tuần tháng 12/2024, huyện Hoài Đức đã lên kế hoạch “Quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Hoài Đức năm 2025”. Theo đó yêu cầu các lễ hội phải được tổ chức tiết kiệm, trang trọng, thiết thực, hiệu quả. Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, các hoạt động có nguy cơ mất an ninh, trật tự và đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Việc tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh, tạo sự chuyển biến về nhận thức của Nhân dân khi tham gia lễ hội với ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Ngoài ra các địa bàn còn thực hiện số hóa các lễ hội truyền thống, UBND các xã, thị trấn thực hiện số hoá (quay phim, chụp ảnh…) các lễ hội trên địa bàn, đặc biệt ưu tiên thực hiện số hoá các lễ hội có quy mô tổ chức đại đám. Căn cứ tình hình thực tế và các nguồn lực của địa phương, khuyến khích thực hiện tối đa số hoá các lễ hội truyền thống để làm tư liệu phục vụ công tác quản lý di tích, di sản đồng thời quảng bá giá trị văn hoá, phát triển du lịch địa phương.

Màn múa rồng tại lễ khánh thành trùng tu di tích đình và quán làng Phương Bảng xã Song Phương
Vẫn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận, để công tác quản lý và tổ chức được chặt chẽ, nghiêm túc, UBND huyện Hoài Đức đã giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, PCCC, vệ sinh môi trường theo quy định.

Cán bộ ngành văn hóa huyện Hoài Đức và người dân xã Đông La trong lễ đón bằng công nhận di tích cấp TP.
Trưởng phòng Văn hóa, khoa học và thông tin huyện Hoài Đức Bùi Thu Hương đánh giá, qua kiểm tra tại một số lễ hội trên địa bàn (ví dụ lễ hội đình thôn Ngãi Cầu xã An Khánh, diễn ra trong 3 ngày, từ 8 đến 10 tháng Giêng). Dù đơn vị tổ chức chỉ ở cấp thôn, nhưng đoàn kiểm tra của huyện ghi nhận, đánh giá cao công tác tổ chức lễ hội. Phần nghi lễ được tổ chức trang trọng, các hoạt động đan xen diễn ra phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Các chương trình văn hoá văn nghề, thể dục thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia lễ hội. Các hoạt động diễn ra trong quá trình tổ chức đảm bảo an toàn, kiết kiệm, không phô trương, hình thức, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo.

Huyện Hoài Đức thông tin phản hồi về dự án đường giao thông liên xã từ Đông La đến La Phù
Kinhtedothi - Ngày 26/2, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 640/UBND-TTĐT, về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về dự án đường đi cắt ngang nhà văn hóa ở huyện Hoài Đức. Ngày 7/3/2025, UBND huyện Hoài Đức đã có báo cáo UBND TP về dự án này.

Huyện Hoài Đức: xã Song Phương cương quyết xử lý các vi phạm đất đai
Kinhtedothi - Những năm gần đây, vi phạm trong lĩnh vực đất đai ở xã Song Phương (huyện Hoài Đức) diễn biến phức tạp, để chấn chỉnh tình trạng này, UBND xã Song Phương đã mạnh tay xử lý với các trường hợp vi phạm

Đội bóng của huyện Hoài Đức thi đấu Giải hạng nhì Quốc gia năm 2025
Kinhtedothi- Vào lúc 15h30 nay 16/4, tại sân vận động huyện Hoài Đức, CLB bóng đá Hoài Đức (Hoài Đức FC) sẽ gặp đội bóng Trẻ PVF- CAND trong khuôn khổ Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia năm 2025.