Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nam Bộ thiệt hại 1,64 tỷ đồng do lốc xoáy

Kinhtedothi - Bão số 2 đã đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, tuy nhiên, tại nhiều tỉnh khu vực Nam Bộ những ngày qua cũng xảy ra mưa trên diện rộng.
Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn một số tỉnh miền Nam cho biết, từ ngày 15 - 18/7, ở trung lưu hệ thống sông Mê Công có mưa vừa đến mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 80 - 150mm. Mưa dông kéo theo tình trạng lốc xoáy lớn đã gây thiệt hại khá nặng nề cho các tỉnh, trọng tâm là Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre.

Cụ thể, ít nhất 32 ngôi nhà bị sập hoàn toàn (Đồng Tháp: 2 nhà; Cần Thơ: 2 nhà; Trà Vinh: 8 nhà; An Giang: 6 nhà; Bến Tre: 14 nhà). 211 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng (Đồng Tháp: 28 nhà; Cần Thơ: 10 nhà; Trà Vinh: 37 nhà; An Giang: 71 nhà; Bến Tre: 65 nhà). Bên cạnh đó, 1.657ha cây trồng (chủ yếu là lúa và hoa màu) bị hư hại, suy giảm năng suất, trong đó, Trà Vinh là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với khoảng 1.642ha. Bên cạnh thiệt hại về nông nghiệp, mưa dông, lốc xoáy cũng đã làm 4 cột điện tại Đồng Tháp và Trà Vinh bị đổ, gãy. Ước tính tổng tổng thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy gây ra khoảng 1,64 tỷ đồng.

Hiện, các địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội yêu cầu các phường nội đô triển khai đồng bộ đổi mới công tác vệ sinh môi trường

10 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3984/UBND-NNMT (ngày 8/7) yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 366/KH-UBND ngày 13/12/2024 nhằm đổi mới toàn diện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng phương tiện cơ giới, hiện đại.

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

Tạo chuyển biến từ mô hình chính quyền 2 cấp

10 Jul, 08:10 AM

Kinhtedothi - Từ tháng 7/2025, mô hình chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành với thẩm quyền mới trong lĩnh vực môi trường. Chính quyền địa phương vốn đang “bế tắc” khi triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, nay được tạo thêm đòn bẩy mới. Liệu điều này sẽ trở thành bước ngoặt, giúp phá vỡ khó khăn tồn đọng lâu nay?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ