Nam Định sắp xây cầu vượt sông Ninh Cơ trị giá 580 tỷ đồng
Dự án này có tổng mức đầu tư lên tới 581,189 tỷ đồng, trong đó phần lớn kinh phí đến từ vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc, thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế - EDCF.
Trong tổng số vốn đầu tư, khoảng 465,722 tỷ đồng (tương đương khoảng 19,337 triệu USD) là từ vốn vay ODA, sử dụng cho các chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), và dự phòng phần vốn ODA. Phần vốn đối ứng, khoảng 115,467 tỷ đồng, được chia thành 63,247 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 52,22 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương sẽ chi trả các khoản thuế VAT, chi phí quản lý dự án, tư vấn trong nước, và các chi phí khác, trong khi ngân sách địa phương sẽ dành cho việc bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Cầu Ninh Cường được thiết kế với hai làn xe cơ giới, bề rộng 12m. Đường dẫn hai đầu cầu được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với vận tốc thiết kế 80km/giờ và hai làn xe. Đường gom và đường hoàn trả sẽ phù hợp với quy mô đường hiện hữu. Tuyến đường dài khoảng 1,65km, kết nối các huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh, với điểm đầu tại Km0+00 (khoảng Km73+200 theo lý trình Quốc lộ 37B) ở thị trấn Ninh Cường (Trực Ninh) và điểm cuối tại Km1+650 (khoảng Km74+500 theo lý trình Quốc lộ 37B) ở thị trấn Liễu Đề (Nghĩa Hưng). Dự án sử dụng khoảng 5,21ha đất tại các huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh.
Dự án cầu Ninh Cường không chỉ giúp kết nối thuận lợi giữa hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh mà còn khắc phục tình trạng gián đoạn giao thông thủy trên sông Ninh Cơ. Việc thay thế cầu phao Ninh Cường hiện tại sẽ giải tỏa xung đột giao thông giữa đường bộ và đường thủy, giảm thời gian và chi phí đi lại, đồng thời giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh cho tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung.
Dự án xây dựng cầu Ninh Cường dự kiến được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2027. Khi hoàn thành, cầu Ninh Cường sẽ là công trình giao thông quan trọng, góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông của tỉnh Nam Định, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Chắp đôi cánh cho các dự án cầu vượt sông Hồng
Kinhtedothi-Trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, hai điều kiện tiền đề quan trọng nhất đối với việc đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng là: nguồn vốn và nguồn lực chính sách.

Hệ thống cầu vượt sông Hồng: Mạch nối đến tương lai của Hà Nội
Kinhtedothi-Hà Nội đã được định hướng phát triển thành đô thị hiện đại với một trong những trục không gian trung tâm đặc biệt chạy dọc theo sông Hồng.

Hải Dương: Tạm dừng thi công cầu vượt sông Bắc Hưng Hải
Kinhtedothi-Chủ tịch UBND huyện Bình Giang (Hải Dương) Trương Mạnh Long đã ký, ban hành văn bản về việc tạm dừng đầu tư dự án: "Đầu tư xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang”.