70 năm giải phóng Thủ đô

Nam Định: thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động

Ánh Tuyết
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên địa bàn toàn quốc liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình lao động sản xuất và thi công, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Điển hình như các vụ tai nạn: vụ nổ nồi hơi 06 người tử vong ở Đồng Nai, vụ tai nạn hầm lò làm 4 người chết, 1 người bị thương tại Quảng Ninh; vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại nhà máy xi măng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương ở Yên Bái; vụ nổ nồi hơi 06 người tử vong ở Đồng Nai, vụ tai nạn hầm lò làm 4 người chết, 1 người bị thương tại Quảng Ninh,... tại Nam Định cũng đã xảy ra một số vụ gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong việc chấp hành kỷ luật, quy trình, quy định về an toàn lao động.

Ảnh: Vụ tai nạn lao động tại một nhà xưởng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái làm 7 người tử vong vào ngày 24/4/2024. Ảnh CACC
Ảnh: Vụ tai nạn lao động tại một nhà xưởng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái làm 7 người tử vong vào ngày 24/4/2024. Ảnh CACC

Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn lao động là do lỗi kỹ thuật, vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn; lỗi chủ quan, bất cẩn của chính người lao động.

 Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn lao động, hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn, Công an tỉnh Nam Định khuyến cáo:

Đối với người lao động phải chấp hành nghiêm nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng; thường xuyên rèn luyện để nâng cao sức khỏe bản thân đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các loại máy móc, trang thiết bị tại cơ sở. Kịp thời sửa chữa những máy móc bị hư hỏng để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. Tổ chức đào tạo chuyên môn, cung cấp đầy đủ các kỹ năng vận hành máy móc cho người lao động trước khi sử dụng, tránh trường hợp người lao động chưa biết sử dụng mà vẫn thực hiện dẫn đến những tai nạn bất ngờ.

Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, tập luyện nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cũng như xử lý nhanh các tình huống giảm bớt hậu quả xảy ra. Lắp đặt hàng rào, biển cảnh báo để công nhân, người lao động nhận biết các khu vực nguy hiểm phòng tránh.

Các cấp lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, công đoàn tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua an toàn trong lao động sản xuất. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa rủi ro về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư để tránh những hậu quả đáng tiếc từ tai nạn lao động có thể xảy ra.