Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tác quyền trong âm nhạc

Kinhtedothi – Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và Âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ” dự kiến diễn ra trong 2 ngày từ 20 - 21/4 tại TP Hồ Chí Minh.

Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 887/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 (26/4). Mục tiêu của hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu về các cơ chế, chính sách cũng như nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc.

Bộ nhận diện của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025.

Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu, kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách mới thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Bên cạnh đó, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 cùng nhằm giới thiệu, tôn vinh sự đóng góp của các chủ thể sáng tạo, nhà sáng chế và doanh nhân, những người đã mở rộng giới hạn của sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra các tác phẩm âm nhạc kết nối công chúng, khơi dậy cảm xúc, định hướng cho sự thay đổi, truyền cảm hứng cho một tương lai đổi mới sáng tạo hơn.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề “Sở hữu trí tuệ và Âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ” dự kiến diễn ra trong 2 ngày từ 20 - 21/4 tại TP Hồ Chí Minh sẽ có sự tham dự của khoảng 300 đại biểu.

Bên cạnh chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tại Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 cũng sẽ diễn ra tọa đàm về các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc”. Tọa đàm sẽ có sự tham dự của các đại biểu gồm đại diện Bộ VHTT&DL, các cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực có liên quan tại T.Ư và các địa phương, đại diện Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam....

Năm 2024, tổng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thu là trên 393 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2023. Trong tổng số trên 393 tỷ đồng tiền bản quyền thu được năm 2024, số tiền bản quyền thu được trên nền tảng số, qua các websites, ứng dụng nhạc đạt trên 305 tỷ đồng (chiếm 78%).

Theo Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Trung tâm thường xuyên gặp khó khăn trong việc cấp phép sử dụng quyền, bảo vệ quyền ở lĩnh vực biểu diễn, do tình trạng xâm phạm quyền ở lĩnh vực tổ chức biểu diễn vẫn diễn ra phức tạp, bao gồm các show trong nước và quốc tế. Nhiều đơn vị còn thiếu ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền, tìm mọi cách gây khó khăn, né tránh thực hiện nghĩa vụ…

Bước tiến mới cho ngành công nghiệp văn hóa

Bước tiến mới cho ngành công nghiệp văn hóa

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ