Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cụ thể, năng suất của 1 người lao động ngành dệt may Việt Nam ở mức 1,5 USD/h, trong khi Thái Lan và Indonesia là 3 USD/h.

Chiều nay (11/3), Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Tối ưu hóa sản xuất và tối đa hóa năng suất”. Các chuyên gia kinh tế phân tích, năng suất lao động bình quân của Việt Nam hiện nay ở mức thấp, chỉ bằng một nửa mức bình quân của khu vực ASEAN. Cụ thể như, năng suất lao động của một lao động ngành dệt may Việt Nam ở mức 1,5 USD/h, trong khi Thái Lan và Indonesia là 3 USD/h.

 
Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN - Ảnh 1

Có thể thấy, ở Việt Nam, năng suất lao động đang tăng chậm so với chi phí cho người lao động như lương, bảo hiểm… Điều này do nhiều nguyên nhân như: chính sách của Nhà nước, ý thức của người lao động, trình độ quản lý và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp… Trước thực tế đó, yêu cầu về tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động đặt ra hàng đầu đối với doanh nghiệp. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần thiết phải chuẩn hóa phương cách quản trị ngay từ bây giờ, phải cơ cấu lại, bố trí lao động sản xuất khoa học và có những cải tiến về công nghệ,  về đào tạo kỹ năng cho người lao động.

Theo khảo sát ở 100 doanh nghiệp cho thấy, 85% không cập nhật, cải tiến quy trình làm việc hàng năm; 98% đào tạo kỹ năng cho nhân viên dưới 48 h/năm.

Ông Ngô Đình Đức - Tổng Giám đốc Công ty CP Le& Associates, doanh nghiệp chuyên tư vấn về cơ cấu, quản trị và nhân sự doanh nghiệp cho rằng: “Đầu tiên là cấu trúc về mặt tổ chức, phải tổ chức doanh nghiệp thế nào là phù hợp? Chúng ta phải có cơ sở khoa học, phải được xây dựng dựa trên nội lực, ngoại lực và chiến lược. Khi xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp phải chuẩn mực ngay từ đầu vì có chuẩn mực mọi thứ mới gọn gàng và có năng suất được”.