Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nên ăn gì vào mùa thu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Táo, lê, khoai lang, lựu và nấm là những thứ bạn rất nên ăn vào mùa thu để tăng cường sức khỏe.

Táo rất giàu các chất chống oxy hóa và chất xơ. Nhiều người thậm chí còn quan niệm ăn một quả táo mỗi ngày sẽ không phải đến bác sĩ. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến táo thành các món như sa lát hoa quả, bánh nướng.

Hương vị ngon ngọt của quả lê khiến ít ai có thể cưỡng lại. Lê cung cấp cho cơ thể vitamin C, đồng, chất xơ và có tác dụng giải rượu.

Súp lơ là thực phẩm tuyệt vời cho mùa thu - đông. Loại rau này vẫn ngon dù luộc riêng hay kết hợp với các thức ăn khác để làm súp hoặc món nghiền. Súp lơ chứa các hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol đồng thời là nguồn vitamin C dồi dào.

 
Nên ăn gì vào mùa thu - Ảnh 1
Nấm bổ sung cho cơ thể một loạt các dưỡng chất bao gồm selen, sắt, vitamin D. Một số loại nấm đặc biệt còn chứa các chất chống ung thư và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Bí đỏ rất hợp làm các món súp, cháo, bánh nướng, thậm chí là pudding. Bí đỏ rất giàu kali, chất xơ và đặc biệt là các loại vitamin nhóm B.

Khoai lang chứa nhiều vitamin A, sắt, có tác dụng chống viêm và được cho là bổ dưỡng hơn khoai tây. Sẽ tốt hơn nếu bạn nướng khoai lang thay vì hấp vì sẽ giữ được nhiều dưỡng chất và tăng hương vị cho món ăn.

Lựu chứa đầy các chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu còn chỉ ra nước ép lựu còn tốt hơn rượu vang. Lựu cũng là nguồn dồi dào vitamin C và folate. Bạn có thể dùng lựu làm nước ép, sa lát hoặc ăn không.

Quả chà là có nguồn gốc từ Trung Đông là lựa chọn hoàn hảo để thêm vào các món hầm và tráng miệng. Quả chà là ít béo, giàu xơ và giàu kali.

 
Nên ăn gì vào mùa thu - Ảnh 2
Bạn rất nên thêm kiwi vào thực đơn vì loại quả này giàu vitamin C hơn cam, ngoài ra còn chứa nhiều kali và đồng. Kiwi sẽ càng ngon hơn nếu được ăn kèm dâu tây, dưa, cam.

Quýt không chỉ là một loại quả thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe nhờ lượng vitamin C và beta caroten dồi dào. Bạn có thể ăn quýt trực tiếp, làm các món tráng miệng như sa lát hoa quả kèm mật ong hoặc kết hợp với dầu, giấm, gừng để tạo thành nước sốt.