Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bắc Giang:

Nét đẹp văn hoá của tục "kết chạ" trong hội làng Vân

Thúy Hồng
Chia sẻ Zalo

Làng Vân, tên gọi khác là Yên Viên thuộc xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được vua Tự Đức năm thứ 22 (1869) ban tặng bốn chữ 'Mỹ Tục Khả Phong' do có phong tục truyền thống tốt đẹp ở làng quê bên bờ Bắc sông Cầu.

Đặc biệt năm nay có một đô vật nữ là Diêm Thị Hà, quê xã Hương Mai, thị xã Việt Yên (ảnh trên) đã thách đấu với một đô nam và đã thắng tuyệt đối tại sới vật.
Đặc biệt năm nay có một đô vật nữ là Diêm Thị Hà, quê xã Hương Mai, thị xã Việt Yên (ảnh trên) đã thách đấu với một đô nam và đã thắng tuyệt đối tại sới vật.
Quang cảnh một trận đấu vật  
Quang cảnh một trận đấu vật  

Trong 3 ngày 24, 25, 26/2/2024 (tức 15, 16, 17 tháng Giêng năm Giáp Thìn), làng Yên Viên (Vân Hà) thị xã Việt Yên, mở hội làng truyền thống năm 2024 với sự tham gia đông đảo du khách thập phương và con em quê hương ở mọi miền của tổ quốc.

Tại lễ hội năm nay, các nghi lễ được tổ chức trang trọng, truyền thống theo quy ước văn hóa của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn minh, lịch sự.

Ngoài phần Lễ, các hoạt động trong các ngày hội như: Thi cờ tướng, giao lưu văn nghệ, hát quan họ, thi đấu vật cổ truyền…thu hút đông đảo người dân tham gia và cổ vũ.

Trong 3 ngày lễ hội tại Làng Vân, đã có 110 đô vật đến từ các địa phương như: huyện Ninh Hiệp, Sóc Sơn, TP Hà Nội; huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Việt Yên.

BTC trao giải Nhất cho đô vật Nguyễn Văn Tân tỉnh Vĩnh Phúc
BTC trao giải Nhất cho đô vật Nguyễn Văn Tân tỉnh Vĩnh Phúc

Kết quả, giải nội bộ cho trai làng gồm có: Giải Nhất thuộc về đô vật Ngô Thế Long, giải Nhì Diêm Đăng Bắc và giải Ba là Nguyễn Văn Trường. Giải Đầu lèo và giành giải Anh tài cho các đô vật: Giải Nhất, Nguyễn Văn Tân (tỉnh Vĩnh Phúc); giải Nhì, Nguyễn Văn Kỳ thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) và giải Ba, Nguyễn Văn Trường thị xã Việt Yên.

Đặc biệt năm nay có một đô vật nữ là Diêm Thị Hà, quê xã Hương Mai, thị xã Việt Yên (ảnh trên) đã thách đấu với một đô nam và đã thắng tuyệt đối tại sới vật.
Đặc biệt năm nay có một đô vật nữ là Diêm Thị Hà, quê xã Hương Mai, thị xã Việt Yên (ảnh trên) đã thách đấu với một đô nam và đã thắng tuyệt đối tại sới vật.

Được biết: Làng Vân không chỉ là làng nghề nấu rượu nổi tiếng với thương hiệu “Vân Hương mỹ tửu”, làng Vân còn sở hữu nhiều di sản độc đáo như Hội vật cầu nước, tục kết chạ với làng Đống Gạo, tên gọi khác là Ngũ Xá, thuộc xã Nguyễn Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tục kết chạ giữa hai làng này khởi đầu từ việc làng Yên Viên đón sắc phong và làng Đống Gạo làm chùa.

Trải qua gần 300 năm giao hảo, nghĩa tình hai làng Vân và Đống Gạo luôn luôn gắn bó và không chỉ diễn ra theo nghi thức nơi đình trung, điếm sở, lễ hội mà còn như mạch nước ngầm, thấm đến từng người dân hai chạ, nhất là khi hai làng có công việc lớn hoặc khi gặp hoạn nạn khó khăn.

Các cụ cao niên cho biết: Năm 1703, các cụ làng Yên Viên lên kinh đô rước sắc, khi đến chợ Trục, thôn Đống Gạo, xã Nguyễn Xá thì trời tối, gió mưa mịt mù tầm tã không thể đi tiếp được. Dân làng Đống Gạo khi đó đã mang Long Đình, kiệu của đình làng mình ra đón các cụ làng Yên Viên. Sắc phong của làng Yên Viên được để lên kiệu đưa vào đình làng Đống Gạo tạm cất giữ và để trình báo Thần tại đình làng Đống Gạo.

Các cụ làng Yên Viên được người làng Đống Gạo đón tiếp và nghỉ lại tới hôm sau mới chia tay. Năm sau 1704, làng Đống Gạo tu bổ chùa, dân làng Yên Viên đã công đức 4 trụ cột cái. Từ đó trở đi, dân hai làng coi nhau như anh em ruột thịt. Ngày mồng 4 tháng 8 âm lịch hằng năm, dân Yên Viên mang lễ vật sang Đống Gạo gặp dân kết nghĩa. Ngày 16 tháng Giêng dân Đống Gạo lại mang lễ sang giao tiếp với dân Yên Viên. Hai bên có giao ước đi lại kết nghĩa từ năm 1705.

Trong đời sống thường ngày họ đều rất khiêm nhường, tôn trọng nhau, không ai chịu nhận làm bậc trên vì lẽ đó họ gọi nhau là anh chị và xưng em. Bản giao ước có một số nội dung được các bậc kỳ lão, trưởng thôn ký vào ngày 10 tháng 2 niên hiệu Chính Hòa thứ 26- năm 1731.

Giao ước quy định khi làng Đống Gạo qua sông sang làng Yên Viên cũng như làng Yên Viên sang Làng Đống Cao, lễ vật gồm có: Cau trầu, quan tiền. Đây là phong tục tốt đẹp, làm cho tình đoàn kết hai làng gắn bó. Trong những năm kháng chiến chống ngoại xâm, đời sống nhân dân gặp khó khăn nhưng việc duy trì lễ nghĩa giữa hai làng chạ vẫn không thay đổi.