Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

Kinhtedothi - Năm 2025, tròn 50 năm ngày Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng - dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra trang mới cho vùng đất đại ngàn hùng vĩ. Nửa thế kỷ qua, Tây Nguyên từ vùng chiến tranh khốc liệt, đã trở thành một trong những khu vực phát triển năng động.

Tây Nguyên trong mắt người lính già

Tháng 3/1975, chiến dịch Tây Nguyên mở màn bằng trận đánh tại Buôn Ma Thuột. Chỉ chưa đầy 3 tuần, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng, mở đường cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng ấy không chỉ mang ý nghĩa quân sự chiến lược, mà còn đánh dấu bước ngoặt lịch sử: vùng đất từng chìm trong khói lửa chiến tranh bước sang chặng đường của hòa bình, phát triển và hội nhập.

Sau 50 năm giải phóng, thành phố Buôn Ma Thuột đang ngày càng phát triển, xây dựng vị thế là “Thành phố cà phê của Thế giới” và là thành phố trung tâm của vùng Tây Nguyên.

Nhắc lại trận chiến năm xưa, Đại tá Hoàng Viết Oanh, nguyên Chỉ huy trưởng Thành đội Buôn Ma Thuột, Trợ lý tác chiến E25 (mặt trận Tây Nguyên) bồi hồi nhớ lại một thời khói lửa của vùng đất đỏ Bazan: “Tây Nguyên xưa rừng phủ bạt ngàn, đồi núi chập chùng, hoang sơ. Chính những cánh rừng già đã bảo vệ chúng tôi trước mưa bom bão đạn của kẻ thù, nuôi dưỡng những trái tim yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và gia đình của mình. Khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu, chúng tôi quyết tâm nhất định phải thắng vì đây là bàn đạp cho chiến thắng của Chiến dịch mùa Xuân 1975.

Trải qua chiến tranh khốc liệt, ông Oanh giờ đây cảm thấy tự hào và rất đỗi mừng vui khi chứng kiến mảnh đất Tây Nguyên từng ngày thay da, đổi thịt. “Ngày trước để đến một điểm tập kết phải mấy ngày đi bộ xuyên rừng. Giờ đây, Tây Nguyên đã phát triển, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi. Nhiều nơi ngày xưa chúng tôi từng đặt chân tới, bây giờ tên gọi vẫn thế, nhưng bối cảnh đã khác, sự hoang tàn vì sự tàn phá của bom đạn đã được thay thế bằng những vườn cây công nghiệp, công trình, khu công nghiệp…” - ông Oanh nói với một ánh mắt tươi tắn, nhưng lại ẩn chứa chút xa xăm. “Tôi vui khi Tây Nguyên phát triển, nhưng chỉ quan ngại một điều, ngày xưa, rừng che bộ đội rừng vây quân thù, rừng già Tây Nguyên bảo vệ chúng tôi chiến đấu thì giờ đây những cánh rừng ấy lại bị tàn phá nặng nề. Dù phát triển như thế nào thì cũng hãy giữ lấy rừng, phát triển rừng một cách bền vững”.

Trước năm 1975, Tây Nguyên là chiến trường ác liệt, hạ tầng giao thông gần như không có, kinh tế tự cung tự cấp, đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vô vàn khó khăn. “Nhưng ở đó luôn ẩn chứa tình cảm quân dân keo sơn, ngọn lửa cách mạng âm ỉ cháy trong từng buôn làng. Giờ Tây Nguyên đã đổi thay, phát triển nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa sự cố gắng của giới trẻ để Tây Nguyên ngày một rạng rỡ” - ông Oanh bày tỏ.

Chuyển mình từ khói lửa

Sau ngày giải phóng, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Tây Nguyên từng bước được đầu tư phát triển toàn diện. Hàng loạt công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được xây dựng. Các chương trình định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo được triển khai sâu rộng, góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất Bazan.

Nửa thế kỷ qua, Tây Nguyên đã vươn mình mạnh mẽ, từ vùng đất nghèo khó trở thành một trong những khu vực năng động với nhiều tiềm năng phát triển. Ngành nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Nguyên đã phát triển một cách bền vững. Với loại cây ăn trái, cây công nghiệp khẳng định vị thế thương hiệu của vùng như sầu riêng, mắc ca, hồ tiêu, cà phê… đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm từ 30 - 35% cơ cấu GRDP toàn vùng. Ngoài việc mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho khu vực, ngành nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Nếu Gia Lai nổi bật với các vùng chuyên canh cà phê, cao su, hồ tiêu và tiềm năng phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời thì Lâm Đồng là điểm sáng của nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nghỉ dưỡng. Được mệnh danh là thủ phủ cà phê Việt Nam, Đắk Lắk đã và đang vươn mình ra thế giới với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, trở thành trung tâm kết giao thương của các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Campuchia. Bên cạnh đó, tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Nông và Kon Tum, ngoài những thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đã dần đạt được những thành tựu trong du lịch sinh thái và năng lượng tái tạo. Kon Tum có Măng Đen “Đà Lạt thứ 2” thì Đắk Nông hùng vĩ khi có Công viên địa chất toàn cầu. Bên cạnh đó, 2 tỉnh này đã phát triển khai khoáng, năng lượng sạch, nông nghiệp sạch và vùng dược liệu…

Sau 50 năm giải phóng, Tây Nguyên đã chứng minh được sức sống mạnh mẽ, bản lĩnh vượt khó và tinh thần hội nhập. Với định hướng phát triển xanh, bền vững, Tây Nguyên không chỉ là “mái nhà xanh của Đông Dương” mà còn là vùng đất hứa hẹn nhiều đột phá trong giai đoạn tới.q

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

29 Apr, 12:01 PM

Kinhtedothi - Đó là một trong những chia sẻ tâm huyết của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn về cuốn sách “Con đường tương lai” được ra mắt sáng nay (29/4). Cuốn sách ra mắt trong không khí thiêng liêng, cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

29 Apr, 05:51 AM

Kinhtedothi - Vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng khi Chiến dịch Xuân Lộc được thực hiện vào những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975. Đó là “Cánh cửa thép” phía Đông - Bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn bị đập tan, mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Xem trực tiếp: Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Xem trực tiếp: Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

28 Apr, 08:32 PM

Kinhtedothi - Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” mùa 2 được diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” do Bộ Công an chủ trì tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đồng thời hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập ngành Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ