Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga cảnh báo rắn nếu phương Tây tự ý gửi lực lượng hòa bình đến Ukraine

Kinhtedothi - Nhà ngoại giao cấp cao của Nga, Rodion Miroshnik, tuyên bố bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây nào được triển khai đến Ukraine mà không có sự chấp thuận của Moscow sẽ bị coi là mục tiêu quân sự hợp pháp.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Chủ tịch Ủy ban Quân sự EU, Robert Brieger, phát biểu với tờ Die Welt vào ngày thứ Bảy. Trong cuộc phỏng vấn, ông Brieger gợi ý lệnh ngừng bắn giữa Kiev và Moscow có thể do các lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế và EU thực thi theo nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc.

Trả lời trên Telegram vào Chủ Nhật, Miroshnik khẳng định: "Bất kỳ lực lượng nào tiến vào lãnh thổ Ukraine mà không có sự đồng ý của Nga đều có thể trở thành mục tiêu quân sự của quân đội chúng tôi." Ông cho rằng các lực lượng gìn giữ hòa bình không nhằm thiết lập hòa bình mà chỉ là một nỗ lực nhằm cứu chính quyền Kiev khỏi thất bại.

Nhà ngoại giao cấp cao của Nga, Rodion Miroshnik. Ảnh: Vitaly Belousov / RIA Novosti

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đã tuyên bố ít nhất 200.000 binh sĩ châu Âu sẽ cần được triển khai để thực thi lệnh ngừng bắn. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông nhấn mạnh số lượng này là mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả. Đồng thời, ông bác bỏ yêu cầu của Moscow về việc cắt giảm quy mô quân đội Ukraine xuống còn một phần năm so với hiện tại.

Vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây tại Ukraine đã được liên tục nhắc đến trong thời gian gần đây, đặc biệt sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về mong muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột. Tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng đề cập đến khả năng triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã thảo luận vấn đề này với ông Zelensky, mặc dù ý tưởng đưa quân đội phương Tây vào Ukraine từng bị nhiều nhà lãnh đạo phản đối.

Moscow đã thẳng thừng bác bỏ khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây tại Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Nga không đồng tình với bất kỳ đề xuất nào liên quan đến việc trì hoãn việc Ukraine gia nhập NATO hoặc việc đưa quân đội châu Âu vào lãnh thổ Ukraine. Theo ông Lavrov, bất kỳ kế hoạch hòa bình nào cũng phải được ràng buộc bằng các thỏa thuận pháp lý chặt chẽ nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân của cuộc xung đột.

Nga khẳng định sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine, nhưng không chấp nhận việc tạm dừng xung đột, điều mà Moscow cho rằng sẽ chỉ giúp Kiev có thêm thời gian để tái vũ trang. Các điều kiện mà Nga đặt ra để đạt được hòa bình bao gồm yêu cầu Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO, tiến hành phi quân sự hóa và từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Mỹ phát tín hiệu với Nga về xung đột

Tổng thống Mỹ phát tín hiệu với Nga về xung đột

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

20 Apr, 12:53 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những cuộc đối đầu giữa Tổng thống Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục gây chú ý, đưa nền kinh tế Mỹ vào viễn cảnh bất an.

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

20 Apr, 10:13 AM

Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ