KTĐT - Ngày 26/1, Nga đã lên tiếng yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành điều tra vụ virus tấn công hệ thống máy tính một lò phản ứng hạt nhân do nước này xây dựng ở Iran hồi năm ngoái.
Phía Nga nhận định rằng vụ việc này hết sức nghiêm trọng và có thể gây ra một thảm họa hạt nhân quy mô như vụ Chernobyl, thảm họa hạt nhân năm 1986 tại một nhà máy ở Ukraine, khi đó là một nước cộng hòa của Liên bang Xôviết.
Trả lời phỏng vấn của báo giới sau cuộc họp với các đại sứ của 28 nước thành viên NATO, ông Dmitry Rogozin, Đại sứ Nga tại NATO, cho biết loại virus máy tính này đã tấn công hệ thống máy tính của lò phản ứng Bushehr ở Iran, khiến không thể kiểm soát được các máy li tâm.
Theo ông Rogozin, loại virus nguy hiểm này có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng và nhiều khả năng dẫn tới một "thảm họa Chernobyl mới." Ông nhấn mạnh NATO cần phải điều tra vụ việc này.
Trước đó, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết giới chức nước này đã xác định virus Stuxnet là thủ phạm tấn công các máy tính của nhân viên tại nhà máy Bushehr, song khẳng định vụ tấn công này không ảnh hưởng tới chương trình hạt nhân của Iran.
Tháng 8/2010, Iran đã bắt đầu tiếp nhiên liệu cho lò phản ứng Bushehr, trong khi giới chức nước này cho rằng lò phản ứng này sẽ bắt đầu sản xuất năng lượng vào đầu năm 2011, thời điểm chậm hơn nhiều tháng sau vụ xuất hiện loại virút máy tính nói trên.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng cộng đồng quốc tế không có bằng chứng chứng tỏ Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 41 tại Davos - Thụy Sĩ, Tổng thống Medvedev cho biết mới đây ông đã nói với Tổng thống Iran và khuyến khích nhà lãnh đạo quốc gia Hồi giáo này chứng minh các hoạt động hạt nhân của Tehran là vì mục đích hòa bình. Tổng thống Medvedev nói: "Cho tới nay, cộng đồng quốc tế chưa có thông tin cho thấy Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân"./.
Phía Nga nhận định rằng vụ việc này hết sức nghiêm trọng và có thể gây ra một thảm họa hạt nhân quy mô như vụ Chernobyl, thảm họa hạt nhân năm 1986 tại một nhà máy ở Ukraine, khi đó là một nước cộng hòa của Liên bang Xôviết.
Trả lời phỏng vấn của báo giới sau cuộc họp với các đại sứ của 28 nước thành viên NATO, ông Dmitry Rogozin, Đại sứ Nga tại NATO, cho biết loại virus máy tính này đã tấn công hệ thống máy tính của lò phản ứng Bushehr ở Iran, khiến không thể kiểm soát được các máy li tâm.
Theo ông Rogozin, loại virus nguy hiểm này có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng và nhiều khả năng dẫn tới một "thảm họa Chernobyl mới." Ông nhấn mạnh NATO cần phải điều tra vụ việc này.
Trước đó, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết giới chức nước này đã xác định virus Stuxnet là thủ phạm tấn công các máy tính của nhân viên tại nhà máy Bushehr, song khẳng định vụ tấn công này không ảnh hưởng tới chương trình hạt nhân của Iran.
Tháng 8/2010, Iran đã bắt đầu tiếp nhiên liệu cho lò phản ứng Bushehr, trong khi giới chức nước này cho rằng lò phản ứng này sẽ bắt đầu sản xuất năng lượng vào đầu năm 2011, thời điểm chậm hơn nhiều tháng sau vụ xuất hiện loại virút máy tính nói trên.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng cộng đồng quốc tế không có bằng chứng chứng tỏ Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 41 tại Davos - Thụy Sĩ, Tổng thống Medvedev cho biết mới đây ông đã nói với Tổng thống Iran và khuyến khích nhà lãnh đạo quốc gia Hồi giáo này chứng minh các hoạt động hạt nhân của Tehran là vì mục đích hòa bình. Tổng thống Medvedev nói: "Cho tới nay, cộng đồng quốc tế chưa có thông tin cho thấy Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân"./.