Cuộc gặp chiều 19/8 giữa lãnh đạo Macron và Putin, tại dinh thự mùa hè của Tổng thống Pháp ở French Riviera, diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc gặp G7 được tổ chức tại TP Biarritz của Pháp - có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều nhà lãnh đạo khác.
Năm nay, Pháp giữ chức chủ tịch G7 - nhóm các quốc gia còn lại của G8 sau khi Nga đã bị loại khỏi khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ông Macron dự định sẽ chia sẻ kết quả cuộc gặp hôm nay với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật, Đức, Anh và Italia tại Biarritz vào ngày 24-26/8 tới.
Paris được cho là đang tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột của Nga với Ukraine, trong khi ông Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ đối thoại cởi mở với Moscow. Nhiều DN Pháp đang nỗ lực dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU với Nga vì các vấn đề liên quan đến Ukraine.
Tân Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy đã thúc đẩy một cuộc họp 4 bên nhanh chóng, bao gồm sự tham dự của chính ông, các Tổng thống Putin, Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhằm thảo luận về cách giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã giết chết hơn 13.000 người kể từ năm 2014.
Điện Kremlin cũng đồng tình với một cuộc họp như vậy, nhưng thúc giục Ukraine ban hành các điều khoản danh dự đầu tiên cho thỏa thuận Minsk 2015 từng được Pháp và Đức làm trung gian. Thỏa thuận đã giúp giảm bớt chiến đấu, nhưng các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục và việc giải quyết chính trị đã bị đình trệ.
Bên cạnh đó, Iran cũng là một trong số điểm quan trọng trong chương trình nghị sự của cuộc gặp Pháp - Nga, khi Paris muốn Moscow sử dụng mối quan hệ chặt chẽ với Tehran để thúc đẩy sự hạ nhiệt trong căng thẳng với Washington và tiến tới cứu hiệp ước hạt nhân năm 2015.
Chính phủ ông Macron cũng hy vọng thuyết phục Tổng thống Putin sử dụng ảnh hưởng của mình ở Syria để ngăn chặn một cuộc tấn công của quân chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad ở khu vực Idlib - một khu vực do phiến quân kiểm soát ở phía Tây Bắc Syria.
Cuộc họp hôm nay (19/8) được xem là cơ hội đối với Nga nhằm nhấn mạnh chủ trương bình thường hóa quan hệ với EU, đặc biệt là sau một động thái mang tính bước ngoặt hồi tháng 6 vừa qua của Hội đồng châu Âu (EC), đã khôi phục lại quyền bầu cử của phái đoàn Nga sau 5 năm bị tước quyền.