Trước đó, nghị quyết trên đã được thông qua với sự nhất trí tuyệt đối.
Ông Ilyichev lưu ý tới thực tế rằng nghị quyết trên chiểu theo Điều VII của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép sử dụng vũ lực chống lại các nước, gồm cả các biện pháp quân sự. Tuy nhiên, ông nêu rõ nghị quyết đó không thể được xem là sự phê chuẩn cho phép sử dụng vũ lực nhằm vào Syria và Iraq.
Phó Đại sứ Nga giải thích rằng Moskva ủng hộ văn kiện trên xuất phát từ lập trường nhất quán ủng hộ việc phát động một cuộc chiến không nhượng bộ chống lại chủ nghĩa khủng bố, cũng như các nỗ lực chung vì mục tiêu đó. Nga hy vọng rằng nghị quyết sẽ là một bước đi thiết thực hướng tới một cuộc chiến chung đối phó với chủ nghĩa khủng bố và khẳng định sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho các chính phủ Iraq và Syria trong nỗ lực chống lại cái ác.
Trước đó, ngày 15/8, Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết liệt các thủ lĩnh nhóm phiến quân Vương quốc Hồi giáo tự xưng tại Iraq (IS) vào danh sách trừng phạt và đóng băng các tài sản liên quan nhóm này. Nghị quyết này cũng đe dọa trừng phạt tất cả những cá nhân hay tổ chức nào tuyển mộ nhân sự, cung cấp tài chính hay vũ khí cho lực lượng phiến quân đang hoành hành tại quốc gia vùng Vịnh.
Tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm hạn chế sức mạnh nhóm phiến quân IS. Đây là một nhóm tách ra từ mạng lưới khủng bố Al Qeada và hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria.
Nghị quyết trên cũng nhắm vào cánh vũ trang của Al Qeada tại Syria - Mặt trận Nusra. Hiện cả hai nhóm phiến quân này đều đã nắm trong danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc vì có liên quan đến mạng lưới khủng bố Al Qeada.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
|