Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngăn chặn các ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao

KTĐT - Huy động vốn dù tăng nhưng kỳ hạn huy động vẫn ngắn, vẫn còn một số ngân hàng tìm mọi cách hút vốn với giá vốn không hề rẻ...

Đó là ý kiến đã được đại diện nhiều ngân hàng đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 của ngành ngân hàng Hà Nội được tổ chức ngày 24/1.

Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Hà Nội đạt gần 897 tỷ đồng, tăng 9,13% so với năm trước, góp phần hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống. Dư nợ tín dụng đã tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... Đến 31/12/2012, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 652.926 tỷ đồng, tăng 11,39% so với cuối năm 2011.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Dù tín dụng và huy động đều có sự tăng trưởng, nhưng theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Hà Nội, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn chủ yếu là kỳ hạn ngắn, nguồn vốn trung và dài hạn còn hạn chế, gây khó khăn trong quản trị vốn của TCTD, đặc biệt là TCTD có quy mô nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro...

Nợ xấu tại các TCTD trên địa bàn có xu hướng gia tăng. Đến cuối năm 2012, nợ xấu chiếm 5,04%/tổng dư nợ; tăng 1,63% so với cuối 2011. Mặc dù hầu hết các TCTD hoạt động kinh doanh có lãi, song mức lãi đã giảm 28,1% so với cuối năm 2011.

Nhiều TCTD chấp nhận giảm lợi nhuận, tiết giảm chi phí, kể cả tiền lương, thưởng của lao động để tập trung trích lập dự phòng rủi ro cho xử lý nợ xấu. Nhưng một số đơn vị hoạt động vẫn chưa hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Agribank Hà Nội thừa nhận, năm 2013, ngành ngân hàng sẽ còn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và đạo đức cán bộ là những thách thức lớn mà các ngân hàng cần tìm cách vượt qua.

Đồng tình với nhận định này, ông Ngô Văn Dũng, Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Nội đặt câu hỏi: "Tại sao việc cho vay trên thị trường 1, thị trường 2 đều khó nhưng vẫn có câu chuyện một số ít ngân hàng tìm mọi cách lôi kéo huy động với giá vốn không hề rẻ? Phải chăng vẫn còn ngân hàng khó thanh khoản?". Bởi vậy, NHNN cần có những đánh giá cụ thể, chính xác để có cách giải quyết phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc NHNN Hà Nội cho biết, cùng với các mục tiêu cụ thể trong năm 2013, NHNN cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ theo kế hoạch để kịp thời cảnh báo sớm các rủi ro đối với các TCTD; Tiếp tục thực hiện lộ trình cơ cấu lại các TCTD theo lộ trình và triển khai quyết liệt các biện pháp giải quyết nợ xấu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ