KTĐT - Không chỉ viện cớ tỷ giá biến động, nhiều nhóm mặt hàng trên thị trường cũng đua nhau tăng giá, khi giá điện, xăng dầu được điều chỉnh.
Ngay cả mặt hàng sữa, thuộc diện kiểm soát giá nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu cũng luôn lợi dụng mọi kẽ hở để nâng giá một cách vô lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Hàng hóa thiết lập mặt bằng giá mới
Qua khảo sát tại các chợ, ngay sau khi giá xăng tăng giá thì lập tức các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ tại các chợ đã đua thiết lập mặt bằng giá mới với lý do chi phí vận chuyển tăng lên từ 20-30%.
Trong khi đó, nhiều siêu thị cũng liên tục nhận được bảng báo giá mới với mức tăng từ 15-20% tùy từng mặt hàng.
Một đại diện của HaproMart cho biết, không chỉ nhóm hàng nhập khẩu cũng đề nghị nâng giá mà ngay cả những mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng cũng rục rịch tăng.
Tuy nhiên, nhờ chương trình bình ổn giá, cộng với sự cạnh tranh nên nhiều siêu thị vẫn duy trì giá bán ra thấp hơn thị trường 10%.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay, hiện các siêu thị đều có hàng dự trữ từ trước và hiện giá các mặt hàng thực phẩm trong siêu thị tương đối ổn định bởi họ luôn luôn cố gắng hạn chế tối đa việc điều chỉnh giá nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, bảo vệ sức mua của người tiêu dùng.
Còn tại Hệ thống siêu thị Big C, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ đối ngoại cũng cho biết, giá các loại rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản tại thời điểm này luôn thấp hơn thị trường nhờ vào một loạt các chính sách thu mua và hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác lâu năm.
Theo đó, hàng hóa đều được thu mua tận nguồn tại các vùng rau quả chuyên canh tại Đà Lạt, Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các vùng phụ cận... Bên cạnh đó, Big C cũng làm việc trực tiếp với các hộ nông dân, giảm thiểu trung gian, chủ động tổ chức thu gom, chuyên chở, trữ hàng… Từ đó, góp phần giảm chi phí giá lương thực, thực phẩm.
Nhưng điều mà ông Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội băn khoăn lại nằm ở chỗ, trong khi nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng hệ thống này mới chỉ đảm nhận được 20% nhu cầu. Còn trong chiến lược phát triển của Thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020 kênh siêu thị cũng chỉ tăng lên 35-40%.
Bên cạnh đó, số lượng các điểm bán hàng bình ổn giá cũng cần phải được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho những nghèo có thu nhập thấp và khu vực nông thôn được hưởng lợi từ chương trình này.
“Các điểm bán hàng bình ổn giá chủ yếu nằm trong các siêu thị. Điều đó khiến người nghèo khó có điều kiện tiếp cận hàng bình ổn giá, bởi đối tượng này rất hiếm khi mua sắm ở siêu thị”, ông Phú nói.
Ngăn cơn lạm phát “tâm lý”
Chuyện "té nước theo mưa" ở chợ trên thực tế phải nhìn vào những đầu nậu mà trước hết là do sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều khâu trung gian. Mỗi cấp như vậy đã có sự khác biệt rất lớn về giá.
Theo ông Vũ Vinh Phú, chúng ta phần lớn chỉ mua đứt bán đoạn, như mặt hàng xi măng, sắt thép, đường, không ai đứng ra bán buôn, không tổ chức bán đại lý nhiều. Qua nhiều cấp đại lý trung gian và mỗi cấp lại đẩy giá lên từ 10%-15%. “Như vậy là hệ thống phân phối của chúng ta hiện nay đang có vấn đề,” ông Phú nhấn mạnh.
Theo kinh nghiệm của ông Vũ Vinh Phú, nếu muốn bình ổn giá, Nhà nước phải nắm được 60% thị phần, như xăng dầu bây giờ là một ví dụ. Tiếp đến chúng ta phải thanh lọc hệ thống phân phối hàng hóa, giảm bớt các tầng lớp trung gian.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân phối mạnh mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và còn rất trống tại các thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cũng nhìn nhận, yếu tố tăng giá của điện và xăng dầu thời gian qua cũng chỉ tác động đến vòng 1 của sản xuất ở mức độ vừa phải, nhưng cái chính là mức độ lan tỏa và hiệu ứng tâm lý của nó lại rất lớn.
Nhưng cái chính vẫn nằm ở tâm lý bầy đàn của người dân, qua bài học từ tin đồn tăng giá xăng có thể thấy các cây xăng trở nên đông nghịt người, khó kiểm soát.
Do vậy, để bình ổn thị trường, thì việc cần phải tác động trước hết vẫn là bình ổn yếu tố tâm lý và kinh nghiệm mà Bộ Công thương đang triển khai là tại thị trường nông thôn, nơi có hệ thống phân phối còn mỏng và dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý nhất luôn phải có những xe cơ động chở hàng đến bán để bình ổn thị trường và bán với giả rẻ hơn 10% nhằm mục đích định hướng thị trường.
“Chỉ cần ở đâu rẻ hơn một chút là người dân sẽ mua, điều đó tự khắc sẽ giúp thị trường đi vào ổn định và hơn nữa phải có đủ lượng hàng tích trữ để bình ổn giá,” ông An nói.
Ngoài ra, việc tăng lương tới đây chắc chắn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lạm phát và sự phi mã của giá cả hàng hóa.
Bởi lẽ trước khi tăng lương thì mặt bằng giá cả đã ở mức rất cao nên không thể vin vào chuyện này để đẩy giá lên được.
Ông An cũng cho biết, chương trình bình ổn giá rầm rộ của nhiều địa phương đang phát huy rất tốt vai trò định hướng thị trường.
Theo dự kiến, chương trình bình ổn giá năm 2011 của Hà Nội sẽ đưa ra thị trường mỗi tháng 10.000 tấn thịt lợn, khoảng 65.000 tấn gạo, 300.000 tấn gia cầm, 75 triệu quả trứng, hơn 3 triệu lít dầu ăn, 75.000 tấn rau củ...
Với Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn đã được bắt đầu từ ngày 1/4 và kéo dài đến hết năm, lượng hàng hóa tham gia bình ổn chiếm bình quân 20%-25% nhu cầu thị trường.
Hiện Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”, trên cơ sở đó Bộ Công thương cũng ban hành quy chế cấp phép cho các địa phương làm cơ sở để phát triển mạng lưới phân phối vững chắc hơn tại các địa bàn này./.
Ngay cả mặt hàng sữa, thuộc diện kiểm soát giá nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu cũng luôn lợi dụng mọi kẽ hở để nâng giá một cách vô lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Hàng hóa thiết lập mặt bằng giá mới
Qua khảo sát tại các chợ, ngay sau khi giá xăng tăng giá thì lập tức các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ tại các chợ đã đua thiết lập mặt bằng giá mới với lý do chi phí vận chuyển tăng lên từ 20-30%.
Trong khi đó, nhiều siêu thị cũng liên tục nhận được bảng báo giá mới với mức tăng từ 15-20% tùy từng mặt hàng.
Một đại diện của HaproMart cho biết, không chỉ nhóm hàng nhập khẩu cũng đề nghị nâng giá mà ngay cả những mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng cũng rục rịch tăng.
Tuy nhiên, nhờ chương trình bình ổn giá, cộng với sự cạnh tranh nên nhiều siêu thị vẫn duy trì giá bán ra thấp hơn thị trường 10%.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay, hiện các siêu thị đều có hàng dự trữ từ trước và hiện giá các mặt hàng thực phẩm trong siêu thị tương đối ổn định bởi họ luôn luôn cố gắng hạn chế tối đa việc điều chỉnh giá nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, bảo vệ sức mua của người tiêu dùng.
Còn tại Hệ thống siêu thị Big C, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ đối ngoại cũng cho biết, giá các loại rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản tại thời điểm này luôn thấp hơn thị trường nhờ vào một loạt các chính sách thu mua và hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác lâu năm.
Theo đó, hàng hóa đều được thu mua tận nguồn tại các vùng rau quả chuyên canh tại Đà Lạt, Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và các vùng phụ cận... Bên cạnh đó, Big C cũng làm việc trực tiếp với các hộ nông dân, giảm thiểu trung gian, chủ động tổ chức thu gom, chuyên chở, trữ hàng… Từ đó, góp phần giảm chi phí giá lương thực, thực phẩm.
Nhưng điều mà ông Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội băn khoăn lại nằm ở chỗ, trong khi nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng hệ thống này mới chỉ đảm nhận được 20% nhu cầu. Còn trong chiến lược phát triển của Thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020 kênh siêu thị cũng chỉ tăng lên 35-40%.
Bên cạnh đó, số lượng các điểm bán hàng bình ổn giá cũng cần phải được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho những nghèo có thu nhập thấp và khu vực nông thôn được hưởng lợi từ chương trình này.
“Các điểm bán hàng bình ổn giá chủ yếu nằm trong các siêu thị. Điều đó khiến người nghèo khó có điều kiện tiếp cận hàng bình ổn giá, bởi đối tượng này rất hiếm khi mua sắm ở siêu thị”, ông Phú nói.
Ngăn cơn lạm phát “tâm lý”
Chuyện "té nước theo mưa" ở chợ trên thực tế phải nhìn vào những đầu nậu mà trước hết là do sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều khâu trung gian. Mỗi cấp như vậy đã có sự khác biệt rất lớn về giá.
Theo ông Vũ Vinh Phú, chúng ta phần lớn chỉ mua đứt bán đoạn, như mặt hàng xi măng, sắt thép, đường, không ai đứng ra bán buôn, không tổ chức bán đại lý nhiều. Qua nhiều cấp đại lý trung gian và mỗi cấp lại đẩy giá lên từ 10%-15%. “Như vậy là hệ thống phân phối của chúng ta hiện nay đang có vấn đề,” ông Phú nhấn mạnh.
Theo kinh nghiệm của ông Vũ Vinh Phú, nếu muốn bình ổn giá, Nhà nước phải nắm được 60% thị phần, như xăng dầu bây giờ là một ví dụ. Tiếp đến chúng ta phải thanh lọc hệ thống phân phối hàng hóa, giảm bớt các tầng lớp trung gian.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân phối mạnh mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và còn rất trống tại các thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cũng nhìn nhận, yếu tố tăng giá của điện và xăng dầu thời gian qua cũng chỉ tác động đến vòng 1 của sản xuất ở mức độ vừa phải, nhưng cái chính là mức độ lan tỏa và hiệu ứng tâm lý của nó lại rất lớn.
Nhưng cái chính vẫn nằm ở tâm lý bầy đàn của người dân, qua bài học từ tin đồn tăng giá xăng có thể thấy các cây xăng trở nên đông nghịt người, khó kiểm soát.
Do vậy, để bình ổn thị trường, thì việc cần phải tác động trước hết vẫn là bình ổn yếu tố tâm lý và kinh nghiệm mà Bộ Công thương đang triển khai là tại thị trường nông thôn, nơi có hệ thống phân phối còn mỏng và dễ bị tác động bởi yếu tố tâm lý nhất luôn phải có những xe cơ động chở hàng đến bán để bình ổn thị trường và bán với giả rẻ hơn 10% nhằm mục đích định hướng thị trường.
“Chỉ cần ở đâu rẻ hơn một chút là người dân sẽ mua, điều đó tự khắc sẽ giúp thị trường đi vào ổn định và hơn nữa phải có đủ lượng hàng tích trữ để bình ổn giá,” ông An nói.
Ngoài ra, việc tăng lương tới đây chắc chắn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lạm phát và sự phi mã của giá cả hàng hóa.
Bởi lẽ trước khi tăng lương thì mặt bằng giá cả đã ở mức rất cao nên không thể vin vào chuyện này để đẩy giá lên được.
Ông An cũng cho biết, chương trình bình ổn giá rầm rộ của nhiều địa phương đang phát huy rất tốt vai trò định hướng thị trường.
Theo dự kiến, chương trình bình ổn giá năm 2011 của Hà Nội sẽ đưa ra thị trường mỗi tháng 10.000 tấn thịt lợn, khoảng 65.000 tấn gạo, 300.000 tấn gia cầm, 75 triệu quả trứng, hơn 3 triệu lít dầu ăn, 75.000 tấn rau củ...
Với Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn đã được bắt đầu từ ngày 1/4 và kéo dài đến hết năm, lượng hàng hóa tham gia bình ổn chiếm bình quân 20%-25% nhu cầu thị trường.
Hiện Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”, trên cơ sở đó Bộ Công thương cũng ban hành quy chế cấp phép cho các địa phương làm cơ sở để phát triển mạng lưới phân phối vững chắc hơn tại các địa bàn này./.