Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh:

Ngắn gọn, dễ nhớ, thực hiện

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 23/10, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-Ctr/TU của Thành uỷ tổ chức Hội nghị toạ đàm “Xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh thực trạng và giải pháp”.

Hội nghị tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn TP cùng phân tích, đặt ra những vấn đề trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch văn minh; cung cấp những thông tin thiết thực, phong phú từ cơ sở, góp ý trực tiếp vào Dự thảo Chỉ thị của Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”.

Quang cảnh Hội nghị toạ đàm. Ảnh: Mạnh Nguyễn.
Quang cảnh Hội nghị toạ đàm. Ảnh: Mạnh Nguyễn.

Thay đổi trong văn hoá gia đình

Từ khi mở rộng địa giới hành chính, toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần của tỉnh Hoà Bình về Thủ đô, văn hoá Tràng An của Hà Nội tiếp nhận thêm văn hoá Xứ Đoài của tỉnh Hà Tây cũ… tạo nên tính đa dạng, đa sắc màu của văn hoá Thủ đô.

Cùng với tốc độ phát triển của một Thủ đô, đô thị lớn hiện đại, Hà Nội biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt. Người Hà Nội mang phong cách hiện đại, lối ứng xử tự tin, giới trẻ giỏi vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào học tập,

 

Có thể nói việc xây dựng hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển hiện nay. Đây chính là hai thành tố cơ bản để xây dựng gia đình hạnh phúc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng quốc gia văn minh và thịnh vượng. Hai thành tố này cũng có mối quan hệ tương liên chặt chẽ với nhau bởi sự hình thành, phát triển chuẩn mực con người trước hết phải xuất phát từ môi trường gia đình với một hệ giá trị nhân văn, nhân ái, kế thừa những giá trị truyền thống và tiếp thu các nhân tố hiện đại.

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm

nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất... "Nếp cũ" còn đó nhưng hủ tục đã giảm, không còn nhiều những hiếu, hỷ rườm rà tốn kém; những lễ nghi, tập tục, ứng xử trong gia đình, họ hàng, xóm phố cũng đơn giản, thông thoáng hơn...

Bên cạnh việc tiếp biến, giao thoa, bổ sung làm phong phú thêm cho văn hoá Thủ đô, các đại diện các địa phương chia sẻ những thách thức giữ những “thói đất, nết người” xưa giữa dòng chảy của quá trình đô thị hoá là vô cùng khó khăn; nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng tác động sâu sắc đến mỗi gia đình, đến từng con người, dẫn đến nhiều giá trị bị mai một, thay đổi; đồng thời, có nhiều giá trị mới xuất hiện.

Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.
Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.

Phát biểu tại Hội nghị Toạ đàm, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ: "Điều dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về quy mô, cấu trúc gia đình ở nhiều góc độ khác nhau, tác động mạnh đến sự thay đổi văn hoá gia đình truyền thống, từ phong cách ứng xử, đạo đức gia phong đến hôn nhân, thói quen sinh hoạt của gia đình bị coi nhẹ".

Tạo “màng lọc” cho văn hoá gia đình

Trước thực trạng trên, theo đại diện các quận, huyện công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn chia sẻ: "Công tác xây dựng gia đình văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng, đảm bảo nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng, tuân thủ chặt chẽ quy trình đăng ký, bình xét và công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa. Đưa tiêu chí bình đẳng giới, gia đình không bạo lực để bình xét các danh hiệu văn hóa nhằm đạt mục tiêu gia đình hạnh phúc, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và bền vững. Các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới vào nội dung hoạt động định kỳ của câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ văn hóa gia đình, câu lạc bộ gia đình trẻ trên địa bàn 18 phường".

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.

Góp ý vào việc xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, theo các chuyên gia cần xây dựng các quy tắc (hoặc quy định) dựa trên cơ sở quy định pháp luật, đạo đức xã hội. Điều căn cốt là, hệ giá trị đó phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ thực hiện, tập hợp được những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội xưa và nay, tạo ra tấm màng lọc, “bức tường thành” vững chắc để ngặn chặn từ sớm, đẩy xa, đẩy lùi thói hư tật xấu.

Khi các hệ giá trị này được lan toả sẽ tạo không gian, môi trường văn hoá lành mạnh để điều chỉnh hành vi, suy. Nghĩ, nhận thức con người theo hướng nhân văn, tốt đẹp. Đồng thời, cần phát huy truyền thống của từng dòng học, gia đình, coi đó là nền tảng đề hình thành nên giá trị văn hoá người Hà Nội.

Nhấn mạnh con người luôn chủ thể, trung tâm của tất cả giá trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi chia sẻ: Chúng ta không thể đo vẻ đẹp của Hà Nội chỉ bằng chiều cao các công trình. Hà Nội chỉ tiến lên vẫn giữ gìn giá trị truyền thống, trong đó có văn hoá gia đình…

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu. Ảnh: Mạnh Nguyễn.

Để xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và và chuẩn mực người Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền. Trong đó, làm rõ các thành tố của hệ giá trị gia đình Thủ đô, đặc trưng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bên cạnh đó cần chú trọng công tác biểu dương gia đình văn hoá; phát hiện những bất cập trong chính sách để kịp thời giải quyết; đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi phản văn hoá, đi ngược với thuần phong mỹ tục...

 

Gia đình Việt Nam cũng đang tiếp nhận những giá trị mới. Trong các giá trị mới, giá trị vay mượn, có những yếu tố sáng tạo để tạo ra các giá trị mới như việc mở rộng không gian giao tiếp của gia đình dựa vào các công nghệ, thiết bị hiện đại. Việc mở rộng các ngôn ngữ giao tiếp cũng làm mới hơn các mối quan hệ trong gia đình. Bên cạnh duy trì các nghi lễ mang tính lễ giáo truyền thống, các thể thức nghi lễ mới cũng xuất hiện làm phong phú hơn đời sống của gia đình, lan tỏa hơn các giá trị sống trong thời kỳ hiện đại. Mặc dù vậy, các giá trị truyền thống của gia đình vẫn luôn được gìn giữ, làm đa dạng hơn bản sắc đa văn hóa của gia đình Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND quận Đông Anh Nguyễn Thị Tám