Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng dự báo lãi suất quý IV giảm nhẹ, lợi nhuận không tăng

Kinhtedothi- Theo báo cáo điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV/2021 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, lợi nhuận trước thuế cùng các kết quả hoạt động kinh doanh trong quý điều tra có chiều hướng “suy giảm” so với quý trước. Đây cũng là lần đầu tiên được đánh giá là “suy giảm” kể từ khi bắt đầu khảo sát vào năm 2014.
 Ảnh minh hoạ

Theo đó, có 40,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/2021 sẽ tăng trưởng so với quý III/2021. Gần 60% TCTD cho rằng kết quả kinh doanh quý IV sẽ không tăng so với quý III (41,6% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 17,8% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm).

Về năm 2021, có 83,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 13,3% lo ngại lợi nhuận giảm. Con số kỳ vọng giảm cao hơn so với ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 6 vừa qua (9,7%).

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong hai quý vừa qua, các TCTD nhận định hai yếu tố là “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm, dịch vụ” đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trong quí III và cả năm 2021. Tuy nhiên, nhân tố đóng góp tích cực là “chính sách tín dụng, lãi suất và tỉ giá của NHNN”.

Bên cạnh đó, theo các TCTD, mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tổng thể “cao và khá cao” tiếp tục tăng từ mức 32,1% tại kỳ điều tra trước, lên mức 46,5% ở kỳ điều tra này. Đây cũng là mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi NHNN khảo sát kể từ năm 2014.

Trong quý III/2021, các TCTD cho biết đã thực hiện giảm mạnh giá bình quân sản phẩm, dịch vụ (lãi suất biên và phí dịch vụ) với chỉ số cân bằng giảm từ -6,9% cuối quý II/2021 xuống -22,3% (mức thấp nhất kể từ quý I/2014 - thời điểm NHNN bắt đầu tiến hành điều tra xu hướng kinh doanh định kỳ quý đến nay). Xu hướng này tiếp tục được dự kiến cho quý IV/2021 và cả năm 2021, trong đó, giảm lãi suất biên nhiều hơn giảm phí dịch vụ.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý III/2021 duy trì ở trạng thái tốt và dồi dào hơn quý II/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ. Dự báo trong quý IV/2021, năm 2021 và năm 2022, thanh khoản được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt.

Mặt bằng lãi suất huy động - cho vay được các TCTD kỳ vọng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý IV/2021 và giảm đáng kể tính đến cuối năm 2021 so với cuối năm 2020.

Tuy nhiên, khác với kết quả điều tra tháng 6/2021, nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong quý III/2021 được nhận định có chiều hướng “tăng nhẹ” so với quý trước. Các TCTD kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu cũng sẽ “giảm nhẹ” trong quý IV và trở về mức ổn định tính đến cuối năm 2021, sau khi dịch Covid-19 được khống chế, nền kinh tế dần phục hồi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ