Ngân hàng thu hồi hơn 3 triệu USD tiền thưởng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nếu các thông tin được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một ngân hàng Anh sử dụng lựa chọn thu hồi tiền thưởng với các lãnh đạo kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ngân hàng được nhà nước cứu trợ ở Anh, Lloyds Banking Group (LBG) sẽ phải thu hồi các khoản tiền thưởng cho những quan chức của mình sau một vụ bê bối bán bảo hiểm trị giá nhiều triệu USD, theo thông tin ngày thứ Hai.

LBG sẽ phải thu hồi các khoản thưởng tổng cộng lên tới 2 triệu bảng (3,2 triệu USD) cho mười người là giám đốc hoặc cựu giám đốc, bao gồm cả cựu tổng giám đốc Eric Daniels, người có thể phải trả lại đến 700.000 bảng khoản thưởng ông nhận năm 2010, theo hãng tin BBC.

Báo Anh Daily Telegraph cho biết Lloyds cũng muốn thu hồi 1 triệu bảng từ năm cựu giám đốc khác. Cả hai hãng tin đều không trích nguồn.

Một người phát ngôn của LBG từ chối bình luận về sự kiện này, được đưa ra chỉ ngay trước khi ngân hàng công báo kết quả kinh doanh thường niên ngày thứ Sáu tuần này.

Nếu các thông tin được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một ngân hàng Anh sử dụng lựa chọn thu hồi tiền thưởng với các lãnh đạo kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Lloyds, hiện có 40,2% thuộc sở hữu nhà nước sau khi được cứu trợ, vì các khoản tiền thưởng được trả dưới dạng cổ phiếu trong vòng ba năm. Vào tháng 8, ngân hàng này bị tổn thất 3,2 tỷ bảng sau khi buộc phải bồi thường cho các khách hàng trong một vụ bán bảo hiểm dự phòng.

Báo Telegraph nói động thái này của LBG sẽ gây áp lực lên ngân hàng Royal Bank of Scotland buộc phải hành động tương tự. RBS, cũng được cứu trợ và hiện có 82% thuộc về những người đóng thuế, sẽ công bố kết quả kinh doanh thường niên vào thứ Năm.

Tổng giám đốc LBG đương nhiệm Antonio Horta-Osorio, vừa trở lại làm việc vào tháng 1 sau một kỳ nghỉ, trước đó đã từ chối không nhận tiền thưởng hàng năm giữa cơn tức giận của công luận về các khoản tiền lương thưởng quá lớn trả cho lãnh đạo những ngân hàng được nhà nước giải cứu.

Giám đốc điều hành RBS, Stephen Hester, cũng bị buộc từ bỏ khoản tiền thưởng 963.000 bảng dưới áp lực chính trị rất lớn từ Thủ tướng Anh David Cameron.

Vào tháng 4/2011, các ngân hàng Anh đã thua kiện trong một vụ kháng án tại tòa tối cao chống lại việc thắt chặt quy định đối với bảo hiểm dự phòng, cung cấp bảo hiểm cho các khách hàng trong trường hợp họ không đáp ứng được việc chi trả cho các sản phẩm tín dụng như các khoản vay cá nhân, vay mua nhà hay trả thẻ.

Bảo hiểm dự phòng là một sản phẩm gây tranh cãi sau khi nhiều khách hàng bán bảo hiểm này đi mà không biết rằng chi phí được cộng thêm vào các khoản thanh toán tiền vay của họ. Kể từ đó Anh đã cấm việc bán bảo hiểm dự phòng./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần