Kinhtedothi- Một số ngân hàng thương mại xác nhận đã nhận được thông báo room (hạn mức tín dụng) cụ thể trong lần được cấp này, như MSB 13,5%, HDBank được cấp room 11%, giảm so với 15% của năm 2022. ACB được tăng tín dụng 9,8%, VIB được 9,5% trong khi năm 2022 là 10%.
TPBank được cấp room tín dụng 9,1%; VPBank và MBB cùng mức tăng 9% trong khi năm trước 15%, BIDV là 9,5% (năm trước là 13,5%)…
Năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15%
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về tăng trưởng tín dụng năm 2023. Theo NHNN, việc phân bổ room tín dụng năm 2023 đối với từng ngân hàng căn cứ theo một số tiêu chí cơ bản, trong đó có kết quả chấm điểm xếp hạng ngân hàng đến thời điểm gần nhất.
Năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15% nhưng sẽ có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Năm 2022, NHNN cũng đã cấp room tín dụng ban đầu cho các ngân hàng vào quý I và có 3 đợt nới room trong năm.
NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
NHNN cho biết sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng.
Trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường và đề nghị của ngân hàng, NHNN sẽ rà soát để xem xét điều chỉnh room tín dụng phù hợp với định hướng điều hành của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN.
Kinhtedothi - NHNN ấn định hạn mức tín dụng (HMTD) hàng năm tạo thế chủ động trong kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ HMTD chưa có tác dụng ngăn chặn nguy cơ rủi ro của nền kinh tế.
Kinhtedothi - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Kinhtedothi - Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5 – 2% để mở rộng tín dụng cho DN và các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có bất động sản (BĐS).
Kinhtedothi - Đến cuối trưa 17/4, lượng khách hàng xếp hàng chờ mua vàng ở Hà Nội vẫn đông nghịt trên phố Trần Nhân Tông. Giá vàng tăng chóng mặt, lên mốc cao nhất lịch sử, cao hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng.
Kinhtedothi – Giá vàng đồng loạt tăng mạnh; tổng dư nợ tín dụng lên mức kỷ lục 16,23 triệu tỷ đồng; Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/4.
Kinhtedothi- Để xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam, các chuyên gia kiến nghị xây dựng môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch và có sự cạnh tranh cao để thu hút nguồn lực tài chính toàn cầu. Trong đó, Việt Nam cần thử nghiệm các mô hình tài chính số như fintech, blockchain, và xây khung pháp lý minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên giao dịch đầy kịch tính khi VN-Index ghi nhận giảm gần 18 điểm sau khi áp lực bán lan rộng.
Kinhtedothi- Đối với máy móc, thiết bị phổ biến, máy móc, thiết bị dùng chung và các tài sản khác trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, ưu tiên tận dụng các tài sản còn khả năng sử dụng, hạn chế tối đa việc phải mua sắm mới tài sản.