80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngăn lạm thu đầu năm học mới

Kinhtedothi - Với các trường học, khoản thu của năm học mới thông thường sẽ được thông báo tại buổi họp phụ huynh đầu năm.

Và dù biết cái gì đến sẽ phải đến, nghĩa là các khoản thu là việc không thể lẩn tránh, tuy nhiên, tâm lý của nhiều phụ huynh là rất ngại, thậm chí sợ nghe thông báo về nội dung này.

Sáng 5/9, tiếng trống trường rộn rã sẽ vang lên ở khắp các trường học trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn

Năm học 2022 - 2023 sẽ chính thức bắt đầu trong vài ngày tới nhưng hiện tại không ít phụ huynh phải đối diện với những khoản thu hoặc quy định rất “trời ơi”, mà đầu tiên là câu chuyện đồng phục.

Có trường thay đồng phục mẫu mới, vì vậy phụ huynh dù muốn hay không cũng đều rút hầu bao để mua cho con. Nhưng quy định mẫu quần áo đồng phục đã đành, có trường còn quy định cả mẫu giày, ví như học sinh không được đi giày vải hay giày có màu sắc sặc sỡ, giày không được cao quá 3cm.

Vô hình trung, học sinh nào chưa có giày đúng về màu sắc, mẫu mã theo quy định của trường sẽ phải tìm mua cho đúng. Ngoài ra, lại có trường quy định cả mẫu vở viết do nhà trường cung cấp. Điều này có nghĩa là học sinh có sẵn vở cũng không được dùng vì bị cho là không thực hiện nội quy.

Liên quan đến các khoản phí đầu đầu năm học mới, tại một trường tiểu học thuộc tỉnh Hà Tĩnh mới đây còn yêu cầu phụ huynh học sinh lớp 1 phải đóng tiền mua bàn ghế theo kiểu “nhập gia tùy tục” và nếu phụ huynh không đồng ý nộp tiền dẫn đến không có bàn ghế cho con em mình ngồi học thì cá nhân phụ huynh, học sinh phải tự chịu trách nhiệm.

Đề nghị tréo ngoe này vấp phải nhiều phản ứng của phụ huynh. Đại diện nhà trường sau đó đã phải nhận lỗi và nghiêm túc rút kinh nghiệm bởi những giải thích “không khéo léo” của mình vì thực chất đó là việc “vận động tài trợ” mà thôi.

Tại Hà Nội, để tránh tiêu cực liên quan đến đồng phục, Sở GD&ĐT đã có văn bản đề nghị các trường thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về đồng phục. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới mà cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh; nhà trường có thể cung cấp mẫu để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh. Đặc biệt, không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Tiền sách giáo khoa, đồng phục, tiền học... cho con luôn là một trong những mối lo, gánh nặng của phụ huynh đầu năm mới. Chưa kể, tình trạng lạm thu vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở giáo dục khiến cho gánh nặng ấy càng tăng thêm, nhất là với những bậc phụ huynh có thu nhập thấp, bấp bênh.

Bởi vậy, tại công văn gửi Sở GD&ĐT các địa phương về những nhiệm vụ, hoạt động cần triển khai đầu năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT có lưu ý việc thực hiện đúng quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học. Nội dung này nhận được sự đồng thuận lớn từ dư luận bởi đây là yêu cầu cần thiết để ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học. Xoay quanh vấn đề này, thiết nghĩ vai trò của phụ huynh cũng rất quan trọng. Nếu thấy khoản thu và các yêu cầu không đúng, không chính đáng, phụ huynh hoàn toàn có thể nêu ý kiến của mình.

Sáng 5/9, tiếng trống trường rộn rã sẽ vang lên ở khắp các trường học trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước. Để niềm hân hoan đón chào năm học mới được trọn vẹn, ngoài động thái tích cực từ các cấp quản lý thì vai trò của phụ huynh cũng rất quan trọng góp phần giảm hoặc chấm dứt tình trạng lạm thu đầu năm học.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ