Ngân sách Nhà nước phải được công khai, minh bạch

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) sáng nay 2/6, các ĐBQH yêu cầu, NSNN phải được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Kinhtedothi - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) sáng nay 2/6, các ĐBQH yêu cầu, NSNN phải được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

 
Ngân sách Nhà nước phải được công khai, minh bạch - Ảnh 1
Trước phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Ông cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc phân bổ chi ngân sách cần ưu tiên cho một số lĩnh vực phù hợp với từng giai đoạn. UBTVQH tiếp thu. Dự thảo Luật mới quy định về nguyên tắc đó là Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xoá đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn; giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ đồng thời bổ sung thêm nội dung  “y tế”, “…và những chính sách quan trọng khác” vào quy định này. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện phân bổ chi ngân sách ưu tiên cho một số lĩnh vực phù hợp với từng giai đoạn. 

Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) cần khắc phục tính lồng ghép của các cấp ngân sách để giải quyết dứt điểm những tồn tại hiện nay trong quản lý NSNN. Đúng như ý kiến của các ĐBQH, các tồn tại trong quản lý NSNN hiện nay một phần là do lồng ghép ngân sách. Do đó, trong công tác tổ chức thực hiện, cần bảo đảm chất lượng các quyết định về ngân sách của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp;  nâng cao hiệu quả quản lý, khả năng dự báo của Chính phủ sẽ giúp giảm tính hình thức của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách cũng như các bất cập khác do sự phức tạp, chồng chéo của lồng ghép ngân sách.

Về vấn đề này, ĐB Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho rằng, sửa đổi Luật Ngân sách phải đặt trên sự đồng bộ với các Dự án luật có liên quan đã và sẽ được Quốc hội thông qua như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư công,… Theo đánh giá của ĐB, một yêu cầu đặt ra là phải đổi mới thể chế tài chính công và hành chính công. 

Một ví dụ được ĐB chỉ ra đó là vấn đề tồn tại về ngân sách một phần nguyên nhân do lồng ghép giữa Trung ương và địa phương. "Ngân sách thực hiện trên một địa phương gồm 2 bộ phận rạch ròi: Ngân sách của địa phương xuất phát từ tài nguyên nguồn thu của địa phương do HĐND tự quyết định. Còn hỗ trợ của Trung ương do Quốc hội quyết định và giám sát hiệu quả. Tách bạch thì hết xin - cho. Luật phải xác định được phần nào tự chủ địa phương để HĐND quyết chứ Bộ Tài chính quyết rồi thì nói làm gì?”, ĐB Trần Du Lịch nói.

Theo ĐB Lịch, vấn đề đầu tiên mà dự luật cần thay đổi là phân biệt rõ ràng cơ chế của trung ương và địa phương: “Trong một khuôn khổ nào đó, mà chúng ta vẫn duy trì sự lồng ghép giữa trung ương và địa phương là tích cực. Tuy nhiên, nếu nghĩ một ngày nào đó phải thoát ly cái này, thì nên thiết kế Luật để hướng tới khi có điều kiện là xóa lồng ghép”.

Liên quan đến minh bạch NS, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt câu hỏi “Tại sao lại có những khoản thu “ngoài ngân sách”, quỹ tài chính “ngoài ngân sách”? “Đây là những điều khiến tôi rất băn khoăn, trong khi nguồn lực của chúng ta  vốn đã yếu, chúng ta đang làm như thế là phân tán nguồn lực. Luật cần hạn chế đến mức thấp nhất, không muốn nói là khắc phục  triệt để vấn đề này” – ông Minh phát biểu. ĐB Ngô Văn Minh đề nghị cần rà soát lại những khoản thu ngoài ngân sách để bảo đảm nguồn thu ngân sách.

Nhấn mạnh đến câu chuyện thiết lập được kỷ cương trong chuyện thu chi ngân sách, các ĐB kiến nghị họp ngân sách hàng năm nên tiến hành trong 2 kỳ họp, nếu có bất thường thì đã có dự phòng. Nếu chỉ làm 1 kỳ họp sẽ ko đủ tính thuyết phục.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần