Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngang nhiên đổ trạc lấp ruộng tại phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm

Kinhtedothi - Hàng ngàn khối chất thải rắn được đổ xuống khu vực đất ruộng, để san lấp mặt bằng và biến thành bãi tập kết vật liệu xây dựng. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Hai bãi thải khủng nằm trong làng Miêu Nha được hình thành từ việc đổ trạc thải san lấp trái phép đất nông nghiệp (Ảnh chụp ngày 18/3/2025. Ảnh: Nguyễn Quý)

Đổ thải lấp ruộng làm bãi vật liệu xây dựng

Nơi diễn ra sự việc trên là khu đất nằm gần Trường Tiểu học Lý Nam Đế, thuộc làng Miêu Nha, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Vào đầu tháng 4/2024, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã phát hiện hành vi đổ trạc để san lấp mặt bằng. Lúc này, bãi thải mới xuất hiện và có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, khi phản ánh sự việc cho lãnh đạo phường Tây Mỗ, phóng viên nhận được câu trả lời: Đó không phải đổ trộm trạc thải mà là hộ gia đình xin đổ đất để trồng cây.

Gần hai bãi thải là một khu đất rộng đã được san lấp mặt bằng từ lâu (Ảnh chụp ngày 18/3/2025. Ảnh: Nguyễn Quý)

Từ đó đến nay, bãi thải tại khu vực này không ngừng phình to. Ghi nhận mới nhất của phóng viên Kinh tế & Đô thị cho thấy, hiện khu vực này đã hình thành 2 bãi thải không lồ, với tổng diện tích lên tới cả ngàn mét vuông. Trong đó, một bãi thải lớn đã biến thành nơi tập kết vật liệu xây dựng với gạch, đá, cát sỏi được tập kết cùng nhiều máy móc, phương tiện như công nông, máy xúc, xe tải cỡ nhỏ.

Bên ngoài bãi thải có treo một tấm biển lớn với nội dung: “Cửa hàng VLXD Nam Linh; chuyên xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép…” kèm theo địa chỉ và số diện thoại liên lạc. Ngay sát đó là một bãi thải khác với quy mô nhỏ hơn, trên bãi được quây kín bằng lưới nhựa màu xanh. Phía đầu vào bãi là một lán tạm dựng bằng tôn và được bọc kín bằng lưới nhựa màu đen.

Cách đó chỉ một đoạn ngắn là khu đất rộng đã được san lấp mặt bằng từ lâu. Trên khu đất này đã mọc lên nhiều lán trại, nhà xưởng bằng tôn, ở giữa là một khoảng đất rộng, tập kết một số máy móc, phương tiện. Cũng giống như hai bãi thải gần trường tiểu học Lý Nam Đế, khu đất này được quây kín bằng tôn, có một cánh cổng thường xuyên đóng kín không để người bên ngoài có thể nhòm vào. 

Ngoài các bãi thải trên, tại con đường dẫn đến cổng Trường Tiểu học Lý Nam Đế, một lượng lớn gạch xây dựng được chất đầy hai bên đường. Phía cuối con đường tiêp tục là một bãi tập kết vật liệu xây dựng nữa án ngữ.

Bãi thải tồn tại trong thời gian dài, hoạt động tập kết vật liệu xây dựng trên bãi diễn ra công khai nhưng không bị xử lý (Ảnh chụp ngày 24/23/2025; Ảnh: Nguyễn Quý)

Công an vào cuộc mới xử lý được

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, ông Trần Gia Dũng – công chức Địa chính – Xây dựng phường Tây Mỗ cho biết, khu đất bị đổ thải san lấp mà phóng viên phản ánh có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao cho người dân theo Nghị định số 64/NĐ-CP. Đối tượng đổ thải chính là chủ cửa hàng vật liệu xây dựng. Lý giải cho sự tồn tại của các bãi thải gần Trường Tiểu học Lý Nam Đế, ông Dũng cho rằng thực trạng hiện nay tại địa phương đang không có chỗ để làm bãi vật liệu xây dựng. Do đó, người dân đã “tự thân vận động” bằng cách để có nơi tập kết vật liệu xây dựng (?!).

“Làng Miêu Nha có 4 tổ dân phố với khoảng gần 3.000 hộ, mỗi năm có khoảng 120 công trình xây dựng” – ông Dũng nói và cho biết thêm, với số lượng công trình xây dựng hàng năm lớn như vậy trong khi Nhà nước chưa có một cơ chế chính sách gì để tạo địa điểm để kinh doanh vật liệu xây dựng nên dân người dân phải… tự làm. Trong khi đó, việc xử lý của chính quyền địa phương đối với những sai phạm kiểu này lại đang gặp khó, khi thiếu cả nhân lực và tài chính. Theo Trần Gia Dũng, để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc của lực lượng công an: “Công an mà không phối hợp thì mình không làm được”.

Toàn cảnh khu đất nông nghiệp bị đổ thải, san lấp mặt bằng trái phép (Ảnh chụp ngày 18/3/2025. Ảnh: Nguyễn Quý).

Một thông tin bất ngờ liên quan đến các bãi thải gần Trường Tiểu học Lý Nam Đế mà phóng viên tìm hiểu được, nơi đây không chỉ có mỗi vấn đề đổ trạc san lấp đất nông nghiệp mà nghiêm trọng hơn là hành vi chiếm đất. Theo đó, vào năm 2024, một người tên Cường “hói” đã tự ý cẩu container đặt lên bãi thải với mục đích chiếm giữ bãi này. Tranh chấp xảy ra giữa người này và chủ bãi khiến đơn thư lên UBND phường Tây Mỗ. Sau khi nhận được đơn, UBND phường Tây Mỗ đã mời những người có liên quan lên làm việc và yêu cầu phải di chuyển thùng container ra khỏi bãi.

Câu chuyện về đối tượng lấn chiếm đất công rồi thách thức, đe dọa, chống người thi hành công vụ xảy ra vừa mới xảy ra tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đang trở thành chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Và nay, tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm cũng có một sự việc tương tự. Dù tính chất không nghiêm trọng như tại huyện Thạch Thất, song đây cũng là sự việc đáng báo động khi sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương lại kêu khó trong việc giải quyết...

 

Cuối tháng 11/2024, tại phường Tây Mỗ xảy ra một sự việc chấn động khi trong đêm một đoàn xe tải ngang nhiên húc đổ khoảng 30m2 tường bao của Urenco 7 quản lý rồi tiến vào đổ trộm thải lên khu vực đất nông nghiệp bên trong. Sự việc nghiêm trọng đến mức Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đã phải trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan vào cuộc điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua, danh tính đối tượng cầm đầu đoàn xe đổ thải này vẫn chưa được làm rõ và sự việc cũng đang dần trôi vào quên lãng.

 

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

08 May, 11:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động ngành thang máy trong 5 năm tới.

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

08 May, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tham gia đấu giá, trúng đấu giá, đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với chính quyền địa phương. Song, 16 năm qua, 23 hộ dân tại xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, không được phép xây dựng…

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

02 May, 07:54 AM

Kinhtedothi - Ngày Quốc tế Lao động năm nay mang đến cho Hà Nội một nhịp sống bình lặng trên các con phố nhưng tươi vui ở những không gian công cộng. Trong khoảnh khắc ấy, thành phố như tạm nghỉ, để người dân có một ngày trọn vẹn thư giãn giữa lòng đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ