Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngành công nghiệp tăng tốc ngay từ đầu năm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kinh tế sau nhiều năm chịu khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng nhờ có những chính sách vĩ mô đi đúng hướng, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, mà ngay từ đầu năm 2015 chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cả nước đã tăng trưởng đáng kể.

Hầu hết các lĩnh vực trong sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng

Thực hiện kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thị trường, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ... đó là hàng loạt các chính sách vĩ mô của nhà nước đã được triển khai trong thời gian dài nhằm giúp sản xuất kinh doanh phục hồi. Kết quả của những chính sách này cho thấy 2 tháng đầu năm 2015 chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng bứt phá so với cùng kỳ 2014.

Tháng Hai có k
nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, tuy chỉ số công nghiệp có giảm 19,2% so với tháng Một, song vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014. 

Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Chỉ số này của năm 2014 chỉ tăng 5,4%.
2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014.
Hai tháng đầu năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Ảnh minh họa.
Những ngành có chỉ số sản xuất tăng cao đó là sản xuất công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 9%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành chế biến, chế tạo tăng 12,9%, đóng góp 9,1 điểm phần trăm. Sản xuất, phân phối điện tăng 13,3%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Những lĩnh vực trong ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đó là: Sản xuất xe có động cơ tăng 44,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 28,3%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 26%; sản xuất kim loại tăng 22,4%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng hơn 21%; dệt tăng 20,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 20,2%. Những lĩnh vực có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 20% là: Sản xuất thiết bị điện tăng 14,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 9,8%; khai thác dầu thô và khí ðốt tự nhiên tăng 9%; khai thác than cứng và than non tăng 8,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8%; sản xuất thuốc lá tăng 7,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,5%; sản xuất trang phục tăng 3,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 3,3%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 2,5%; sản xuất đồ uống giảm 0,6%.

Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2014, đó là: Điện thoại di động tăng 89,3%; ti vi tăng hơn 64%; ô tô tăng hơn 52%; sắt thép thô tăng 47,6%; thức ăn cho thủy sản tăng 45%; sơn hóa học tăng 33,3%; thép thanh, thép góc tăng 25,8%; giày,dép da tăng 25,6%; thủy sản chế biến tăng 20,8%; xi măng tăng 19,8%; điện sản xuất tăng 13,6%. 

Ngành cán thép sau một thời gian dài gặp khó, đến nay đã có tăng trưởng hơn 12%; sữa tươi tăng 11,3%; dầu thô tăng 9,7%; than đá tăng 8,4%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; phân hỗn hợp (NPK) tăng 1,4%; đường kính tăng 1,2%; sữa bột tăng 0,5%.

Những lĩnh vực sản xuất giảm, đó là: bia giảm 1,2%; xe máy giảm 4,4%; dầu gội đầu, dầu xả giảm 8,8%; khí hóa lỏng giảm 8,9%.

Các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đó là: Thái Nguyên tăng 578,8%, do địaphương này có nhà máy Samsung Electric Thái Nguyên đi vào hoạt động, đẩy mạnh sản xuất; Hải Phòng tăng 16,9%; Quảng Nam tăng 11%; Vĩnh Phúc tăng 10,5%; Quảng Ninh tăng 10,4%; Đà Nẵng tăng 9,4%; Hà Nội tăng 9,4%; Đồng Nai tăng 8,5%; Bình  Dương tăng 5,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,7%...

Tiêu thụ sản phẩm gia tăng, hạn chế hàng tồn kho, và tăng chỉ số việc làm 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo tháng 01/2015 tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tháng Một năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đó là: Sản xuất kim loại tăng hơn 64%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 42,5%; dệt tăng 32,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 23,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng18,8%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản phẩm từ cao su và plastic tăng 18,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 15,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,2%; sản xuất trang phục tăng 4,4%; sản xuất đồ uống giảm 2,4%; sản xuất thuốc lá giảm 11%.
Chỉ số tiêu thụ hàng hóa tăng 6%, như vậy
Chỉ số tiêu thụ hàng hóa tăng 3,6%, và  chỉ số việc làm tăng 6% trong 2 tháng, cho thấy ngành công nghiệp đang phục hồi đáng kể. Ảnh minh họa.
Tại thời điểm 01/02/2015, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,3% so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 10,5%; sản xuất thuốc lá tăng 8,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 6,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 16,5%. 

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 122,3%; sản xuất đồ uống tăng 59,3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 56,6%; sản xuất trang phục tăng 31,5%; sản xuất kim loại tăng 22,6%.

Những ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng trong tháng 2 là do các doanh nghiệp tăng cường sản xuất và tích trữ hàng hóa nhằm cung cấp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Cùng với sự phục hồi phát triển của các ngành sản xuất thì chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trong 2 tháng qua cũng tăng 6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2%, doanh nghiệp dân doanh tăng 3,7% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,7%.

Những ngành, lĩnh vực sử dụng lao động tăng đó là: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,5%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 10% và công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,6%, duy chỉ có công nghiệp khai khoáng giảm 3,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Những tỉnh, thành phố có chỉ số việc làm tăng cao, đó là: Thái Nguyên tăng 142,9%; Hải Dương tăng 10,5%; Đồng Nai tăng 6,8%; Quảng Nam tăng 5,5%; Hải Phòng tăng 4,6%; Vĩnh Phúc tăng 3,8%; Quảng Ngãi tăng hơn 3%; Bà Rịa Vũng Tàu tăng 3,7%; Đà Nẵng tăng 2,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,9%; Cần Thơ tăng 1,4%; Hà Nội tăng 1,1%./.