Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành công thương Hà Nội cần cải cách để bứt phá phát triển kinh tế

Kinhtedothi - Từ nay đến hết năm 2025, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc làm việc với Sở Công Thương về tình hình triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan (chiều 10/7).

Các chỉ số giảm nhẹ

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, trong 6 tháng đầu năm 2025, GRDP của thành phố ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm. Trong đó, ngành công nghiệp và bán buôn, bán lẻ đóng góp 1,54 điểm % vào mức tăng 7,63% của GRDP, chiếm 20,2%. Tuy nhiên, do tình hình biến động chính trị trên thế giới, đặc biệt trong quý II việc điều chỉnh chính sách thuế quan của Mỹ đã gây ra khó khăn nhất định đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ở lĩnh vực thương mại nội địa, trong tháng 6 một số chính sách về thuế có hiệu lực, đồng thời TP Hà Nội đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, lậu nên một số cửa hàng kinh doanh không đủ điều kiện đã tạm dừng hoạt động. Chỉ riêng trong tháng 6, đã có tới 1.657 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước, 573 doanh nghiệp giải thể, tăng 59,1%.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn nhưng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

Trong 6 tháng cuối năm 2025, Sở Công Thương phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu: Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp từ 7,15% trở lên; Giá trị tăng thêm hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng trưởng từ 10,6%, cả năm 2025 từ 8,79% trở lên; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ từ 14,53% trở lên; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2025 đạt mức tăng trưởng từ 7% trở lên. Phấn đấu kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2025 thấp hơn hoặc bằng 5%...

Đưa chính sách phù hợp thực tế

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao năm 2025, tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn 2026-2030 và những năm tiếp theo, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Võ Nguyên Phong kiến nghị, thời gian tới TP Hà Nội nên bố trí kinh phí đầu tư công để cải tạo hệ thống chợ truyền thống theo danh mục và tiêu chí tại các Chương trình của Thành ủy đã đề ra. Sở Tài Chính hướng dẫn, xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác đầu tư xây mới chợ trên địa bàn.

Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ảnh: Hoài Nam

Đồng thời, UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2018-2020. Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương thẩm định, trình UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các cụm công nghiệp đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng…

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Trịnh Quang Đức kiến nghị, thời gian vừa qua lực lượng chức năng TP Hà Nội qua kiểm tra đã phát hiện một lượng lớn hàng lậu, hàng giả. Nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ đạo các lực lượng chức năng như công an, hải quan, thuế, các đơn vị thuộc Sở Y tế, Sở Tài chính… phối hợp với Sở Công Thương xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm rõ trách nhiệm, thống nhất trong tổ chức thực hiện, triển khai.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đặt ra nhiều vấn đề. Hiện, TP Hà Nội đã chuyển sang vận hành chính quyền địa phương hai cấp, vì vậy Sở Công Thương cần hỗ trợ cấp xã, phường trong việc triển khai các nhiệm vụ thuộc ngành công thương quản lý. Bên cạnh đó ngành Công Thương cần rà soát lại các khu, cụm công nghiệp, nguyên nhân là bởi sau khi triển khai chí quyền 2 cấp một số khu, cụm công nghiệp nằm trên địa bàn 2-3 xã nên cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng xã.

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ của ngành như phát triển hệ thống mô hình outlet, chợ đầu mối ở Gia Lâm… đề ra đã lâu nhưng đến nay chưa có những bước triển khai thực sự. “Sở Công Thương cần phát huy tính chủ động để vào cuộc tháo gỡ, triển khai các nhiệm vụ này” - Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền chỉ đạo.

Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ hàng nhập lậu. Ảnh: Hoài Nam

Nhằm ngăn chặn hiện tượng chợ tạm, chợ cóc…Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các xã trong năm 2025 kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”.

Cùng với đó, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ, quy hoạch đưa vào các điểm giết mổ tập trung qua đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để làm được điều này đòi hỏi cơ quan quản lý có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, đơn vị vì đầu tư ban cơ sở hạ tầng.

Nhằm nâng cấp hệ thống bán lẻ trong 6 tháng cuối nắm ngành công thương cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa nguồn vốn xây dựng hệ thống chợ đầu mối, các trung tâm Outlet, chợ đầu mối; Dứt khoát xoá bỏ chợ cóc, chợ tạm; Phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh kích cầu đẩy mạnh tiêu dùng;

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cần xác định các sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP Hà Nội hướng đến tầm khu vực, quốc tế; Tổ chức các hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ xứng tầm của Thủ đô, thu hút người dân và khách du lịch trong và ngoài nước đến với sự kiện qua đó xây dựng chuỗi kết nối cung-cầu; Thúc đẩy phát triển các làng nghề, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất các sản phẩm đa mục tiêu;

Để tăng kim ngạch xuất khẩu ngành công thương Thủ đô phối hợp với các bộ ngành đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế qua đó hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoàn thiện cơ cấu hoạt động lực lượng quản lý thị trường, tăng cường đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái nhất là trên lĩnh vực thương mại điện tử.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kết quả kinh doanh Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

Kết quả kinh doanh Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

11 Jul, 12:09 PM

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

Tỷ giá USD hôm nay 11/7: thị trường tự do giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 11/7: thị trường tự do giảm mạnh

11 Jul, 07:23 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 11/7, thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại cũng giảm giá mua – bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 25.131 đồng.

Giá vàng hôm nay 11/7: SJC và nhẫn tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 11/7: SJC và nhẫn tăng mạnh

11 Jul, 07:22 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 11/7, thị trường thế giới tăng so với phiên trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng đảo chiều tăng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ