Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch để nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế Thủ đô 

Kinhtedothi - Ngày 18/5, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chương trình số 05/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội năm 2025.

Chương trình nhằm đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong việc thực hiện các khâu đột phá, cơ cấu lại nền kinh tế Thủ đô, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của nền kinh tế Thủ đô; góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên 8% vào năm 2025.

Bên cạnh đó tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong công tác xúc tiến và triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2015-2020; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, ngành, các thành phần kinh tế, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; giải quyết các điểm nghẽn và khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư trong nước; đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác xúc tiến; thực hiện trọng tâm, trọng điểm các hoạt động xúc tiến đảm bảo thiết thực, hiệu quả; chú trọng xây dựng và tổ chức các sự kiện xúc tiến có quy mô lớn, thường niên của thành phố; kết nối các lĩnh vực, có tính lan tỏa; tham gia các sự kiện xúc tiến hàng đầu khu vực và thế giới; đồng thời lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, và các sự kiện chính trị của đất nước và Thủ đô.

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết hợp với các hoạt động ngoại giao, đối ngoại và văn hóa trong và ngoài nước, góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu Thủ đô Hà Nội “Xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”; phát triển đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế, tạo môi trường sống, làm việc và giải trí chất lượng cao, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi.

Để làm tốt việc này, UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành trên nguyên tắc: Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả; một việc - một đầu mối xuyên suốt. Đồng thời chú trọng khai thác, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, hỗ trợ rút ngắn thủ tục hành chính, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tạo lập lòng tin và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với các hoạt động xúc tiến phải thiết thực, hiệu quả, phát huy tối đa thế mạnh của doanh nghiệp Thủ đô; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

18 May, 07:58 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, Nam Định đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Sản xuất cây ăn quả rải vụ giúp nông dân Sơn La có cơ hội bán các loại nông sản giá cao, ít cạnh tranh và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu cung cấp nông sản liên tục cho thị trường.

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhái thương hiệu đang âm thầm len lỏi vào thị trường Thái Bình qua cả thương mại truyền thống lẫn môi trường mạng. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm lập lại trật tự, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường kinh doanh lành mạnh.

Siết quản lý kinh doanh gạo

Siết quản lý kinh doanh gạo

18 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Cùng với ổn định sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt điều kiện kinh doanh gạo được coi là những giải pháp quan trọng để xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ