Nhiều cơ hội và thách thứcTheo Bộ Công Thương, năm 2018 dệt may luôn duy trì phong độ và là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất. Xuất khẩu dệt may tập trung chủ yếu vào các thị trường trọng điểm như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối hiệp định CPTPP. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may tương đối thuận lợi vì đơn hàng dồi dào suốt trong năm 2018.
Bộ công thương cũng nhận định, việc ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP… chính là cơ hội thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang các thị trường châu Âu và khối CPTPP. Theo đó, dòng vốn đầu tư vào dệt may sẽ tăng cao do tiềm năng lớn nhờ hiệu ứng của các FTA và bản thân Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất. Căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung cũng có thể dẫn đến việc dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các khu công nghiệp dệt may tại Việt Nam khẳng định lợi thế, tiềm năng và gia tăng sức hút đầu tư.
Bên cạnh những cơ hội và triển vọng, các khu công nghiệp dệt may cũng đứng trước các thách thức về hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, các FTA mà Việt Nam ký kết đều có rào cản về môi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện không chỉ về chất lượng sản phẩm mà cả quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… hoàn toàn có nguy cơ bị ngưng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đơn đặt hàng, nhất là với những đơn hàng của các doanh nghiệp may mặc có thương hiệu lớn trên thế giới.
Do đó việc lựa chọn đầu tư, sản xuất tại các khu công nghiệp dệt may phát triển theo hướng “xanh hóa”, hội tụ hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sức hút của khu công nghiệp dệt may “xanh” Không nằm ngoài xu hướng “xanh hóa” của các khu công nghiệp dệt may hiện nay, khu công nghiệp dệt may Rạng Đông – Aurora IP (tỉnh Nam Định) cũng đang được phát triển theo hướng xanh – sạch - bền vững. Do đó, khu công nghiệp được tập trung nghiên cứu đầu tư hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, hậu cần logistics và các cải tiến thân thiện với môi trường khác.
Để hiện thực hoá định hướng này, Aurora IP đầu tư hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng hoàn thiện. Nhà máy cung cấp nước sạch có tổng công suất thiết kế 170.000m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất thiết kế 110.000m3/ngày đêm; Tiêu chuẩn nước thải theo quy chuẩn QCVN 40:2011/ BTNMT và QCVN 13-MT:2015/BTNMT. Hệ thống điện áp cung cấp 5kV đến chân hàng rào nhà máy. Môi trường internet hiện đại cáp quang, hệ thống IDD, chuyển vùng quốc tế. Dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến khu công nghiệp.
Bên cạnh hệ thống xử lý nước thải công suất lớn, mảng xanh tại khu công nghiệp cũng được chủ đầu tư đặc biệt chú trọng. Cây xanh được bố trí hài hòa khéo léo giữa các tiện ích an sinh như: trường học, bệnh viện, bưu điện; ngân hàng; trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động; khu nhà ở công nhân; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; nhà hàng, cà phê,… tạo nên những khoảng xanh trong lành tươi mát. Vừa giúp làm sạch môi trường, mang đến một cuộc sống tiện nghi, hiện đại; vừa giúp tăng cường cảnh quan sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển bền vững.
Hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư, thời gian gần đây, Aurora IP liên tiếp đón nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đến tham quan, tìm hiểu. Số lượng doanh nghiệp quan tâm khu công nghiệp ngày càng tăng, khi chủ đầu tư cam kết đã phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật với định hướng xanh – sạch – bền vững và sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư thứ cấp từ Quý 2/ 2019.
Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Aurora IP nói riêng, các khu công nghiệp dệt may nói chung sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến của dòng vốn FDI, đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại, được đầu tư hạ tầng đồng bộ và phát triển theo xu hướng xanh.
Thông tin về Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông (Aurora IP) :Trụ sở chính : Lô HC3, Thị Trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng Tỉnh Nam Định.VP Phía Nam : Tòa nhà VTP, Tầng 2 , Số 8 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCMVP Phía Bắc : Tòa nhà HCO, Tầng 5, 44 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiWebsite : http://www.auroraip.vn; Điện thoại : 0839899988 |