Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành dịch vụ của Trung Quốc “ảnh hưởng nặng” bởi đợt tái bùng phát Covid-19

Kinhtedothi - Kết quả khảo sát công bố hôm 5/5 cho thấy, lĩnh vực dịch vụ chủ chốt của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4 do tác động của Covid-19.
 Các thực khách đang dùng bữa tại một nhà hàng lẩu ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo kết quả cuộc khảo sát tư nhân vừa được công bố hôm nay, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ Caixin của Trung Quốc đã giảm xuống 36,2 điểm của tháng 4 từ mức 42 điểm trong tháng 3. Đây là mức điểm thấp thứ hai kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 11/2005. Chỉ số này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 26,5 điểm vào tháng 2/2020 - thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

Cuộc khảo sát cho thấy sự suy thoái nặng nề trong lĩnh vực dịch vụ then chốt, chiếm tới 60% nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra khoảng 50% cơ hội việc làm cho người lao động ở thành thị. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp nhỏ ở các vùng ven biển.

Chỉ số về hoạt động kinh doanh mới trong tháng 4 cũng ghi nhận mức thấp kỷ lục, khi giảm còn 38,4 điểm từ mức 45,9 điểm trong tháng 3. Theo báo cáo của các công ty dịch vụ, đợt tái bùng phát Covid-19 tại Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

Chỉ số việc làm cũng sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 4 vừa qua, dù mức giảm là nhẹ so với chỉ số về hoạt động kinh doanh.

Chỉ số PMI tổng hợp của Caixin trong tháng 4, bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 37,2 điểm từ mức 43,9 điểm trong tháng trước đó.

Mặc dù chi phí đầu vào tăng nhẹ, song nỗ lực của các công ty dịch vụ nhằm mở rộng các hoạt động kinh doanh vẫn chưa đạt kết quả khả quan do nhu cầu của người dân tăng chậm, khiến các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt với áp lực chi phí gia tăng.

"Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như nguồn cầu chịu áp lực, nguồn cung bị thu hẹp, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thời gian giao hàng kéo dài, công việc tồn đọng ngày càng nhiều, người lao động khó quay trở lại công việc của mình, áp lực lạm phát kéo dài…” - chuyên gia kinh tế cấp cao Wang Zhe của Caixin Insight Group nhận xét.

Nghỉ lễ dài, Bắc Kinh thắt chặt phòng dịch

Nghỉ lễ dài, Bắc Kinh thắt chặt phòng dịch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ