Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngày Độc lập, nhớ về căn nhà 48 Hàng Ngang lịch sử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngôi nhà 48 Hàng Ngang nằm ngay ở trung tâm thành phố Hà Nội. Nơi đây, năm 1945 Bác Hồ đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và cũng là nơi đặt nền móng để Trung ương Đảng và Bác quyết định ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Năm tháng dù đã trôi đi, hơn 70 năm ngày Bác viết Tuyên ngôn Độc lập và tròn 41 năm đất nước thống nhất, căn nhà 48 Hàng Ngang nay đã được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu. Căn nhà mãi đi vào dòng chảy lịch sử của dân tộc, trở thành di tích lịch sử thiêng liêng của dân tộc, mốc son vẻ vang của non sông đất nước.
Bà Bô cùng con trai và các con cháu đến thăm lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Bà Bô cùng con trai và các con cháu đến thăm lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Bà là Hoàng Thị Minh Hồ, là vợ của ông Trịnh Văn Bô (nhiều người vẫn quen gọi bà Bô), chủ nhân ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội giờ đã ở tuổi 94. Tuổi đã cao, sức đã yếu bà ủy quyền cho con trai là ông Trịnh Kiến Quốc nói với chúng tôi về những ký ức khi Bác và các đồng chí Trung ương Đảng làm việc tại đây.
Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra mắt.
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra mắt, Bác Hồ đứng giữa.
Không kể nhiều về những kỷ niệm xưa mà ông xúc động chia sẻ: Nhà nước và thành phố Hà Nội đã quyết định đưa ngôi nhà vào làm điểm tham quan cho khách trong và ngoài nước là một vinh dự và niềm tự hào lớn của gia đình. Có được tham qua mọi người dân mới hiểu được những gian khó của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu.

Gần 1 năm qua, ngôi nhà đã đón hàng vạn lượt khách cả trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu về những ngày đầu gian khó của cách mạng Việt Nam qua những kỷ vật, bức ảnh còn lưu giữ tại căn nhà.
Từ trái sang phải là các đ/c: Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Võ Nguyên Giáp, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, phụ trách quốc phòng; Hoàng Quốc Việt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, cùng làm việc với Bác tại nhà 48 Hàng Ngang.
Từ trái sang phải là các đ/c: Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Võ Nguyên Giáp, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, phụ trách quốc phòng; Hoàng Quốc Việt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, cùng làm việc với Bác tại nhà 48 Hàng Ngang.
Từ trái sang phải là các đ/c: Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trần Đăng Ninh, tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Đáng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (1941); Khuất Duy Tiến làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội (1945) là những người ở và cùng làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Từ trái sang phải là các đ/c: Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trần Đăng Ninh, tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Đáng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (1941); Khuất Duy Tiến làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội (1945) là những người ở và cùng làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Trong ngôi nhà giờ đây đang lưu giữ rất nhiều kỷ vật và ảnh làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương Đảng. Mỗi tấm ảnh, kỷ vật đều ghi rõ thời điểm ra đời và ý nghĩa của nó. 

Ngoài những bức ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày ấy là Nguyễn Ái Quốc) đọc Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, còn có ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ thời kỳ đó như đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn kiêm chủ bút báo “Cờ Giải phóng” và “Tạp chí Cộng sản”, cơ quan Trung ương của Đảng, Trưởng ban Công vận Trung ương. Người lựa chọn căn nhà 48 Hàng Ngang để Bác Hồ làm việc.

Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trần Đăng Ninh, tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Đáng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (1941); Khuất Duy Tiến làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội (1945); Võ Nguyên Giáp; Hoàng Quốc Việt là những người ở và cùng làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.
Ngày Độc lập, nhớ về căn nhà 48 Hàng Ngang lịch sử - Ảnh 1
Lời kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược đến thắng lợi cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiều bức ảnh ghi lại các cuộc họp, làm việc của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác chuẩn bị ra lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến giành độc lập. Sau lời kêu gọi của Bác Hồ toàn quốc kháng chiến, quân và dân Hà Nội, Sài gòn đã vùng lên đấu tranh giành độc lập.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội không chỉ là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập mà nó còn đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, non sông Việt Nam liền một dải đó là đặt nền móng để Bác quyết định ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự khai mạc ngày kháng chiến của nhân dân Thủ đô.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự khai mạc ngày kháng chiến của nhân dân Thủ đô.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Bác Hồ viết tại nhà ông Nguyễn Văn Dương, ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Nhưng theo lời kể của ông Nguyễn Thực, cán bộ tiền khởi nghĩa (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) khi ấy làm giao liên cho cách mạng, chia sẻ: Sau ngày tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập, cao trào của cách mạng ở khắp nơi trên cả nước lên cao. Quân định lùng sục cán bộ cách mạng của ta gắt gao. Chính vì thế Bác Hồ đã phải rút về nhà ông Nguyễn Văn Dương, ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Tuy nhiên, ban đêm Bác vẫn trở về nhà 48 Hàng Ngang để nghe ngóng tin tức cách mạng của ta và thông tin của địch để đưa ra đường lối lãng đạo đúng đắn. Khi cách mạnh nổ ra ở khắp nơi từ Hà Nội, đến Hải Phòng, Huế … Bác đã chính thức viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội và Sài Gòn.
Khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội và Sài Gòn.
Căn nhà 48 Hàng Ngang không chỉ là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập mà còn đặt nền móng cho ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Và ngày non sông trọn niềm vui, mỗi chúng ta không thể quên những người Cộng sản đã xả thân vì nước, vì dân, cùng biết bao thế hệ người Việt Nam đã góp của, góp công vì độc lập dân tộc, trong đó có gia đình cụ Bô chủ ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội./.