Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025

Kinhtedothi – Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” sẽ diễn ra từ ngày 14 - 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Bộ VHTT&DL vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ngày hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc, mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch những ngày đầu Xuân.

Tái hiện Lễ cầu mưa của dân tộc Thái. Ảnh: Phạm Hương

Tới ngày hội, du khách tham dự được hòa mình vào các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán của các chủ thể văn hóa; được hiểu thêm về những giá trị văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui Xuân đặc trưng của cộng đồng các dân tộc. Qua đó giáo dục thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Khoảng 200 đồng bào của 28 cộng đồng dân tộc thuộc 14 địa phương đại diện cho các dân tộc, vùng miền sẽ tham gia Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Trong 3 ngày diễn ra ngày hội, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống, trình diễn di sản đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại "Ngôi nhà chung" gồm: nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận; lễ hội Khai hạ và giới thiệu trình diễn lịch tre - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; giới thiệu trích đoạn nghi thức hát múa ăn mừng dưới cây bông (kin chiêng booc mạy) của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa.

Điểm nhấn là chương trình bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, đánh cồng khai hội đầu Xuân; trồng cây lưu niệm tại làng dân tộc Mường...

Rộn ràng sắc màu văn hóa vùng cao chào đón năm mới 2025 tại Thủ đô

Rộn ràng sắc màu văn hóa vùng cao chào đón năm mới 2025 tại Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ