Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nghệ An: Độc đáo Lễ rước nước lễ hội đền Vua Mai

Hoàng Phạm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lễ hội đền Vua Mai năm 2024 diễn ra từ ngày 22 đến 24/2, đây là một trong những Lễ hội lớn ở tỉnh Nghệ An thu hút đông đảo nhân dân quan tâm, tham gia.

Theo sử xưa kể lại, vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, vốn gốc là người làng Mai Phụ (nay thuộc xã Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh), sinh ra, lớn lên và trưởng thành tại thôn Ngọc Trừng xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, Nam Đàn). Ông sớm mồ côi cha mẹ nên phải đi ở từ thuở nhỏ, nhưng nhờ có sức vóc khỏe mạnh, thông minh, tài trí hơn người, lại đặc biệt giỏi võ nghệ nên ông sớm nổi tiếng trong vùng.
Theo sử xưa kể lại, vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, vốn gốc là người làng Mai Phụ (nay thuộc xã Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh), sinh ra, lớn lên và trưởng thành tại thôn Ngọc Trừng xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, Nam Đàn). Ông sớm mồ côi cha mẹ nên phải đi ở từ thuở nhỏ, nhưng nhờ có sức vóc khỏe mạnh, thông minh, tài trí hơn người, lại đặc biệt giỏi võ nghệ nên ông sớm nổi tiếng trong vùng.
Khi Mai Thúc Loan lớn lên, cũng là lúc nhà Đường cai trị nước ta, không cam chịu cảnh mất nước, ông đã đứng lên, lãnh đạo nhân dân nổi dậy làm nên cuộc khởi nghĩa ở xã Nam Thái rồi bùng nổ, lan rộng rộng khắp trên phạm vi cả nước, quét sạch giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Năm 713, Mai Thúc Loan được nhân dân suy tôn lên làm vua, Triều đình Vạn An ra đời, người dân gọi ông là Mai Hắc Đế tức ông Vua Đen họ Mai.
Khi Mai Thúc Loan lớn lên, cũng là lúc nhà Đường cai trị nước ta, không cam chịu cảnh mất nước, ông đã đứng lên, lãnh đạo nhân dân nổi dậy làm nên cuộc khởi nghĩa ở xã Nam Thái rồi bùng nổ, lan rộng rộng khắp trên phạm vi cả nước, quét sạch giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Năm 713, Mai Thúc Loan được nhân dân suy tôn lên làm vua, Triều đình Vạn An ra đời, người dân gọi ông là Mai Hắc Đế tức ông Vua Đen họ Mai.
Sau đó nhà Đường quyết chiếm lại bằng được nước ta. Qua nhiều trận giao chiến khốc liệt từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan rã. Mai Hắc Đế, rút quân và mất tại căn cứ Hùng Sơn. Để tưởng nhớ đến công ơn Mai Hắc Đế, nhân dân lập đền thờ ông trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn, nay thuộc Thị trấn Nam Đàn.
Sau đó nhà Đường quyết chiếm lại bằng được nước ta. Qua nhiều trận giao chiến khốc liệt từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan rã. Mai Hắc Đế, rút quân và mất tại căn cứ Hùng Sơn. Để tưởng nhớ đến công ơn Mai Hắc Đế, nhân dân lập đền thờ ông trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn, nay thuộc Thị trấn Nam Đàn.
Lễ hội đền Vua Mai 2024 được tổ chức trong 3 ngày 22 – 24/2 (tức ngày 13 -15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được huyện Nam Đàn tổ chức hàng năm nhằm ôn lại khí thế hào hùng của cuộc Khởi nghĩa Hoan Châu, đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập vào đầu thế kỷ thứ VIII.
Lễ hội đền Vua Mai 2024 được tổ chức trong 3 ngày 22 – 24/2 (tức ngày 13 -15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được huyện Nam Đàn tổ chức hàng năm nhằm ôn lại khí thế hào hùng của cuộc Khởi nghĩa Hoan Châu, đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập vào đầu thế kỷ thứ VIII.
Mở màn cho Lễ hội Vua Mai năm 2024, là Lễ rước nước hết sức trang trọng, đây là hoạt động của phần Lễ truyền thống mở màn cho Lễ hội Đền Vua Mai. Nước sẽ được lấy ở khu vực thượng nguồn sông Lam sau đó rước về Thượng điện đền Vua Mai ở thị trấn Nam Đàn.
Mở màn cho Lễ hội Vua Mai năm 2024, là Lễ rước nước hết sức trang trọng, đây là hoạt động của phần Lễ truyền thống mở màn cho Lễ hội Đền Vua Mai. Nước sẽ được lấy ở khu vực thượng nguồn sông Lam sau đó rước về Thượng điện đền Vua Mai ở thị trấn Nam Đàn.
Từ đền, đoàn rước nước mang theo nhiều tế khí, trống chiêng bộ hành ra bến Sa Nam. Tại bến Sa Nam được bố trí thuyền trang trí cờ hoa. Tiếp đó đoàn rước lên thuyền ngược dòng sông Lam đến thượng nguồn lấy nước.
Từ đền, đoàn rước nước mang theo nhiều tế khí, trống chiêng bộ hành ra bến Sa Nam. Tại bến Sa Nam được bố trí thuyền trang trí cờ hoa. Tiếp đó đoàn rước lên thuyền ngược dòng sông Lam đến thượng nguồn lấy nước.
Năm nay, người được vinh dự ban tổ chức giao trọng trách trực tiếp lấy nước từ dòng sông là ông Nguyễn Quang Chư (90 tuổi, trú tại khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn). Vợ chồng ông Chư và bà Nguyễn Thị Mai (80 tuổi) có 3 người con, trong đó 1 trai và 2 gái đều là những người thành đạt.
Năm nay, người được vinh dự ban tổ chức giao trọng trách trực tiếp lấy nước từ dòng sông là ông Nguyễn Quang Chư (90 tuổi, trú tại khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn). Vợ chồng ông Chư và bà Nguyễn Thị Mai (80 tuổi) có 3 người con, trong đó 1 trai và 2 gái đều là những người thành đạt.
Lễ rước nước trong Lễ hội đền Vua Mai là một nghi lễ tâm linh có từ ngàn xưa, xuất phát từ tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, mang ý niệm khơi trong, gạn đục, tẩy trần, cầu mong một mùa lễ hội viên mãn. 
Lễ rước nước trong Lễ hội đền Vua Mai là một nghi lễ tâm linh có từ ngàn xưa, xuất phát từ tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, mang ý niệm khơi trong, gạn đục, tẩy trần, cầu mong một mùa lễ hội viên mãn. 
Khu vực lấy nước cách đền Vua Mai khoảng 2 km, giữa dòng sông Lam, dòng nước sạch và trong.
Khu vực lấy nước cách đền Vua Mai khoảng 2 km, giữa dòng sông Lam, dòng nước sạch và trong.
Nước sau khi được chọn lấy giữa dòng sông Lam sẽ tiếp tục được rước về đền làm lễ khai quang, lau dọn các đồ các đồ tế khí trên bàn thờ Vua Mai.
Nước sau khi được chọn lấy giữa dòng sông Lam sẽ tiếp tục được rước về đền làm lễ khai quang, lau dọn các đồ các đồ tế khí trên bàn thờ Vua Mai.
Là một phần lễ hết sức quan trọng khởi đầu cho lễ hội đền Vua Mai hàng năm, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, điều thiêng liêng thu hút hàng trăm người tham gia.
Là một phần lễ hết sức quan trọng khởi đầu cho lễ hội đền Vua Mai hàng năm, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, điều thiêng liêng thu hút hàng trăm người tham gia.
Đến với Lễ hội đền Vua Mai, du khách được đắm mình vào không khí truyền thống văn hóa từ xa xưa của cha ông, thưởng ngoạn các hoạt động văn hóa thể thao truyền thống như đua thuyền, đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đu tiên, đu quay, đẩy gậy, thi làm cỗ xôi gà, thi đấu bóng chuyền, cắm trại... 
Đến với Lễ hội đền Vua Mai, du khách được đắm mình vào không khí truyền thống văn hóa từ xa xưa của cha ông, thưởng ngoạn các hoạt động văn hóa thể thao truyền thống như đua thuyền, đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đu tiên, đu quay, đẩy gậy, thi làm cỗ xôi gà, thi đấu bóng chuyền, cắm trại...