Nghệ An: Lễ hội Đền ông Hoàng Mười thu hút hàng nghìn du khách

Hoàng Phạm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lễ hội Đền ông Hoàng Mười năm 2023 được tổ chức trong hai ngày 21 và 22/11 với nhiều hoạt động lớn ý nghĩa. Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách thập phương về dâng lễ, tham quan.

Lễ hội đền ông Hoàng Mười hàng năm được tổ chức vào hai ngày 21 và 22/11 ( tức 9 và 10/10 Âm lịch). Năm nay Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được tổ chức với nhiều hoạt động lớn, ý nghĩa. 
Lễ hội đền ông Hoàng Mười hàng năm được tổ chức vào hai ngày 21 và 22/11 ( tức 9 và 10/10 Âm lịch). Năm nay Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được tổ chức với nhiều hoạt động lớn, ý nghĩa. 
Được nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc biết đến, mỗi dịp Lễ hội, Đền ông Hoàng Mười luôn thu hút lượng khách thập phương lớn về dâng lễ, tham quan.
Được nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc biết đến, mỗi dịp Lễ hội, Đền ông Hoàng Mười luôn thu hút lượng khách thập phương lớn về dâng lễ, tham quan.
Đền ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh – huyện Hưng Nguyên được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá vào năm 2002; Công nhận điểm du lịch văn hóa tâm linh năm 2018. 
Đền ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh – huyện Hưng Nguyên được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá vào năm 2002; Công nhận điểm du lịch văn hóa tâm linh năm 2018. 
Năm 2019, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 
Năm 2019, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 
Đền ông Hoàng Mười được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê. 
Đền ông Hoàng Mười được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê. 
Có rất nhiều giả thiết nói về nguồn gốc của nhân vật Hoàng Mười. Song đã được dân gian đưa vào ký ức cho rằng ông Hoàng Mười có nguồn gốc rõ ràng ở làng Xuân Am, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên gắn với ngôi đền thờ ông tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. 
Có rất nhiều giả thiết nói về nguồn gốc của nhân vật Hoàng Mười. Song đã được dân gian đưa vào ký ức cho rằng ông Hoàng Mười có nguồn gốc rõ ràng ở làng Xuân Am, Tổng Yên Trường, Phủ Hưng Nguyên gắn với ngôi đền thờ ông tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. 
Và nơi đây, ông Hoàng Mười được nhân thế hóa với tích: Hoàng Mười con thứ 10 của vua cha Bát Hải Đại vương ở hồ Động Đình. Sau khi trở thành vị thần của đạo Mẫu, ông được thiên giới cho cai quản vùng đất Nghệ An với một bản lý lịch thân thế đầy đặn tương đồng với sự hóa thân của các nhân vật có thật như: Lê Khôi, Lý Nhật Quang Nguyễn Duy Lạc,…
Và nơi đây, ông Hoàng Mười được nhân thế hóa với tích: Hoàng Mười con thứ 10 của vua cha Bát Hải Đại vương ở hồ Động Đình. Sau khi trở thành vị thần của đạo Mẫu, ông được thiên giới cho cai quản vùng đất Nghệ An với một bản lý lịch thân thế đầy đặn tương đồng với sự hóa thân của các nhân vật có thật như: Lê Khôi, Lý Nhật Quang Nguyễn Duy Lạc,…
Nét đặc sắc của lễ hội Đền ông Hoàng Mười phải kể đến các hoạt động gắn với diễn xướng nghi lễ hầu đồng và tín ngưỡng thờ thờ Mẫu. 
Nét đặc sắc của lễ hội Đền ông Hoàng Mười phải kể đến các hoạt động gắn với diễn xướng nghi lễ hầu đồng và tín ngưỡng thờ thờ Mẫu. 
Cùng với hoạt động văn hóa văn nghệ, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười 2023 còn có các hoạt động truyền thống như: Lễ mộc dục, Lễ khai quang, Lễ rước sắc, Lễ yết cáo, Lễ đại tế và Lễ tạ….
Cùng với hoạt động văn hóa văn nghệ, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười 2023 còn có các hoạt động truyền thống như: Lễ mộc dục, Lễ khai quang, Lễ rước sắc, Lễ yết cáo, Lễ đại tế và Lễ tạ….
Đền ông Hoàng Mười là một di tích mang nhiều gía trị lịch sử, văn hóa đó là Di sản văn hóa Phi vật thể. Lễ hội đền ông Hoàng Mười thực sự là hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, dân cư địa phương.
Đền ông Hoàng Mười là một di tích mang nhiều gía trị lịch sử, văn hóa đó là Di sản văn hóa Phi vật thể. Lễ hội đền ông Hoàng Mười thực sự là hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, dân cư địa phương.

Video du khách đến với lễ hội đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An năm 2023.