Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ nhân cuối cùng ở Hà Nội giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống

Kinhtedothi - Sau hơn 4 thập kỷ thăng trầm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Giang là những nghệ nhân cuối cùng ở Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

 

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ yêu thích của trẻ em Hà thành mỗi dịp Trung thu. Vào dịp Trung thu của vài thập kỷ trở về trước, Hà Nội có nhiều hộ làm mặt nạ giấy bồi. Cho đến nay, người dân cũng chỉ biết đến những chiếc mặt nạ từ làng ông Hảo (Hưng Yên). Thế nhưng ít người biết, vẫn còn một gia đình nghệ nhân trên phố cổ Hà Nội vẫn kiên trì giữ nghề.
Sau hơn 40 năm theo nghề, tới nay vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân, những người còn sót lại từ thời hoàng kim của những chiếc mặt nạ giấy bồi của Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Văn Hoà, để làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.
Trước tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.
Bà Đặng Hương Lan cho biết, mỗi dáng mặt nạ sẽ có một khuôn riêng. Hiện tại, hai vợ chồng bà có đến hơn 30 chiếc khuôn mặt nạ khác nhau, phần lớn là khuôn gia truyền, có một số khuôn là vợ chồng bà tự sáng tạo ra hoặc làm theo yêu cầu của các bạn nhỏ.
Lúc xé giấy, bồi keo phải thật cẩn thận, chỉ sai sót một chút thôi thì mặt nạ sẽ không được căng, mịn.
Để mỗi chiếc mặt nạ được đều và đẹp, quá trình tô màu cũng phải chia ra từng công đoạn nhỏ, tô từng màu riêng, mỗi màu lại phải tô đi tô lại nhiều lần.
Mỗi lần chỉ được tô một màu. Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền. Sau khi tô xong, mặt nạ sẽ được mang ra phơi, đợi khô rồi mang ra tô tiếp màu mới. Để giữ được họa tiết mặt nạ hoàn chỉnh, những nghệ nhân phải vẽ rồi lại phơi hàng chục lần.
Những chiếc mặt nạ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời chứ không dùng máy sấy để tránh cong vênh, mất thẩm mỹ.
Bà Lan cho biết thêm, mỗi ngày hai vợ chồng ông bà chỉ làm khoảng 3-5 chiếc mặt nạ do không chú trọng theo đuổi số lượng. Do vậy, thu nhập của việc làm mặt nạ chỉ khoảng 200-300.000 đồng, đây không phải là nguồn thu nhập chính mà chỉ làm thời vụ. Đến nay, gia đình bà Lan làm mặt nạ cốt chỉ để giữ nghề.
Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.
Những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến các mặt hàng đồ chơi Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. Đến cả từng món đồ chơi Trung thu truyền thống cũng chịu lép vế trước đồ chơi ngoại nhập đầy màu sắc và ăn xổi. Những áp lực về cạnh tranh khiến nghề mặt nạ giấy bồi đã gần như "tuyệt chủng" tại Hà Nội.
"Nghề này ít người làm được lắm, cho dù làm được trông cũng xấu, không nắm được hồn cốt của mặt nạ, làm vài năm thì cũng sẽ nản. Nghề này đối với tôi có nhiều ý nghĩa, vì vậy tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề, chỉ có như thế nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài" - Bà Lan tâm sự.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Người dân tới thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân tới thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

08 Jul, 04:15 PM

Kinhtedothi - Tròn một năm ngày cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, rất đông người dân đã đổ về thôn Lại Đà (xã Đông Anh, Hà Nội) và nghĩa trang Mai Dịch (nơi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng an nghỉ) để bày tỏ lòng thành kính và tiếc thương vô hạn đối với ông, vị lãnh đạo suốt đời tận tụy vì Đảng, vì nước, vì dân.

Cán bộ, chiến sĩ A80 tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Cán bộ, chiến sĩ A80 tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

07 Jul, 06:37 PM

Kinhtedothi - Trong quá trình luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mới đây, khối chiến sĩ dân quân tự vệ và khối chiến sĩ tác chiến không gian mạng đã có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ những dấu ấn hào hùng của lịch sử dân tộc.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

01 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Hôm nay 1/7, trên khắp phố phường Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích và các cụm tuyên truyền mang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã, phường mới. Điều này đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng khí thế vào bộ máy hành chính tinh gọn, phục vụ Nhân dân tốt hơn và tạo đà phát triển mạnh mẽ...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ