Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia: Một lòng với xẩm

KTĐT - Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia xấp xỉ tuổi thất thập. Ông là học trò cuối cùng của ông trùm Nguyên - người được tôn làm ông trùm hát xẩm ở Hà Nội.

KTĐT - Nghệ nhân Nguyễn Văn Gia xấp xỉ tuổi thất thập. Ông là học trò cuối cùng của ông trùm Nguyên - người được tôn làm ông trùm hát xẩm ở Hà Nội.

Suốt đời mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Gia rong ruổi khắp nơi để hát xẩm. Giờ sức khỏe có hạn ông vẫn tâm huyết với xẩm. Nhận được lời mời của Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam lên truyền dạy cho các bạn trẻ hát xẩm, ông mừng không sao kể xiết bởi hóa ra lớp trẻ vẫn còn mê cái môn nghệ thuật rong ruổi này.


-Thưa ông, cơ duyên nào đã nối ông với hát xẩm ròng rã 40 năm qua?


Tôi vốn là một nghệ sỹ hát cải lương, nhưng cũng mê hát xẩm. Mãi khi được gặp cụ Trùm Nguyên hát xẩm tại Bờ Hồ, tôi mới xin cụ theo học hát, khi đó là vào năm 1965 - 1966. Cụ Trùm Nguyên năm xưa là người duy nhất tại đất Bắc khi chiến tranh được cấp giấy thông hành đi hát khắp nơi. Chính nhờ sự chỉ dạy của thầy mà tôi học được những điệu hát xẩm. Tôi vốn có sẵn kiến thức về âm nhạc dân tộc nên khi chuyển sang học hát xẩm cũng không mấy khó khăn. Giờ tuổi đã cao, tôi vẫn hoạt động tại địa phương, vừa hát xẩm vừa đệm đàn cho các cụ trong hội ngâm thơ.


- Xưa kia, người dân mê nghe xẩm đến lạ. Người trong nghề lý giải điều này thế nào, thưa ông?


Vì hát xẩm có mặt ở mọi nơi, nội dung gần gũi với đời sống nhân dân lao động. Những điệu hát xẩm nói lên tâm trạng của mọi tầng lớp, thân phận của mọi kiếp người... trong khi các loại hình khác muốn nghe cần phải có điều kiện riêng (môi trường diễn xướng như chèo, một khán phòng cho ca trù...). Những người hát xẩm là những nghệ sĩ của lớp người bình dân trong xã hội. Bên cạnh đó, xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ... chính vì vậy những lời hát xẩm gần gũi với người dân lao động trên khắp đất Bắc chứ không riêng gì Hà Nội. Với độ "phủ" rộng lớn này khiến cho xẩm đựơc nhiều người dân quen thuộc và yêu thích.


- Vậy thì những điệu xẩm gì có thể gọi là của riêng Hà Nội?


Hát xẩm có 8 làn điệu chính. Tên gọi tuỳ theo địa phương có thể hơi khác. Xẩm ở Hà Nội có xuất xứ từ các làng quê nhưng được các nghệ nhân hát, diễn theo phong cách riêng, nó phù hợp với thẩm âm và lối thưởng thức của người thành thị. Riêng điệu "Xẩm Tàu điện" được sáng tạo riêng cho môi trường diễn xướng ở Hà nội, cấu trúc âm nhạc hầu như khác hẳn với những làn điệu truyền thống. Những bài xẩm quen thuộc đó là xẩm chợ, xẩm huê tình, xẩm say, xẩm hề...


- Thế ông thường hát loại xẩm nào?


Tôi thích hát xẩm chợ bởi điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát bằng lời hát chính. Ngoài ra, xẩm chợ còn mang tính chất dân dã vui tươi. Ví dụ như bài "Mục hạ vô nhân" (Dưới mắt anh chẳng có ai) lời thơ của thi sỹ Nguyễn Khuyến như sau: "Mục hạ vô nhân, anh đây mục hạ vô nhân/Nghe em xuân sắc lòng xuân anh dạt dào/Dù em mặt phấn má đào/Dửng dưng anh chẳng thấy, chẳng thèm trông làm gì/Em lấy anh, anh cho đi trước làm vì/Cái sênh cái trống, cái đàn ai mang"... Trong những câu hát, khi hát lên có cảm giác rất vui tươi, có sức sống của ngày mới và hết sức gần gữi với người dân.


- Cái khó nhất trong hát xẩm là gì thưa ông?


Đó là phải làm sao cho tròn vành rõ chữ, phải biết dung luyến, cao độ và nhả chữ. Bên cạnh hát, xẩm còn phải biểu diễn. Có người hát được nhưng không thể biểu diễn một cách linh hoạt. Khi truyền lại những bài xẩm cho các em ở trung tâm phát triển âm nhạc, tôi luôn nói với các em: Người hát xẩm quan trọng là học cách giao lưu với khán giả. Khi hát làm thế nào lột tả cảm xúc chân thật nhất để khán giả cảm nhận đúng về nội dung bài hát.


- Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam là nơi các nghệ nhân trẻ học tập và biểu diễn các loại hình âm nhạc dân tộc như hát xẩm, quan họ, hát văn, hát trống quân, chơi đàn nhị, sáo... với mục đích thu hút người dân đến với văn hóa dân gian. Ông tâm niệm điều gì khi góp sức bảo tồn âm nhạc dân tộc với các nghệ sỹ ở đây?


Là một người yêu thích văn hoá dân gian, nhất là lại hát xẩm được hơn 40 năm, tôi rất vui khi được các anh tìm đến và mời truyền dạy cho các em yêu thích hát xẩm. Khi nhìn các bạn trẻ say sưa học hát, tôi tin các em sẽ khôi phục được một loại hình diễn xướng dân gian. Mặc dù con đường mà các em phải đi là rất dài và gian nan.


- Trong gia đình ông, có ai muốn theo nghề xẩm không?


Tôi có 4 người con, nhưng chỉ có cô con gái thứ 3 là có năng khiếu hát và muốn theo nghề. Tôi cũng từng gửi cháu đến Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam để học. Năm nay cháu tốt nghiệp cấp 3 cũng đăng kí thi vào trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, Khoa Kịch hát dân tộc để học hành một cách bài bản. Hi vọng cháu sẽ theo nghề để giữ gìn được phần nào đó nét tinh hoa trong nghệ thuật diễn xướng dân gian của dân tộc.


- Xin cảm ơn ông!

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

29 Apr, 12:01 PM

Kinhtedothi - Đó là một trong những chia sẻ tâm huyết của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn về cuốn sách “Con đường tương lai” được ra mắt sáng nay (29/4). Cuốn sách ra mắt trong không khí thiêng liêng, cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

29 Apr, 05:51 AM

Kinhtedothi - Vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng khi Chiến dịch Xuân Lộc được thực hiện vào những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975. Đó là “Cánh cửa thép” phía Đông - Bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn bị đập tan, mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

29 Apr, 05:45 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, tròn 50 năm ngày Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng - dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra trang mới cho vùng đất đại ngàn hùng vĩ. Nửa thế kỷ qua, Tây Nguyên từ vùng chiến tranh khốc liệt, đã trở thành một trong những khu vực phát triển năng động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ