80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính sách mới

Nghị định 158/2025/NĐ-CP: Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

1- Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh quy định tại điểm m khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai;

b- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh không thuộc đối tượng quy định tại điểm a nêu trên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 7 năm 2029.

3- Đối tượng quy định tại khoản 2 nêu trên và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội đồng thời thuộc nhiều đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện như sau:

a- Đối tượng quy định tại khoản 2 nêu trên đồng thời thuộc đối tượng quy định tại một trong các điểm b, c, d, đ, e, i, a, l, k, n, h và g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng tương ứng quy định tại điểm b, c, d, đ, e, i, a, l, k, n, h hoặc g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội theo thứ tự đến trước;

b- Đối tượng quy định tại điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội đồng thời thuộc đối tượng quy định tại một trong các điểm b, c, d, đ, e, i, a, l và k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng tương ứng quy định tại điểm b, c, d, đ, e, i, a, l hoặc k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội theo thứ tự đến trước.

4- Đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;

- Người đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội.

5- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng tính theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất; người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cấp sổ bảo hiểm xã hội

Việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 2 nêu trên và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội nếu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội qua hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia quản lý thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối tượng quy định tại khoản 2 nêu trên và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội nếu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Bao hiểm xã hội.

Đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội nộp hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước khi người này được cử làm thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trong đó:

a - Mức lương theo công việc hoặc chức danh tính theo thời gian (theo tháng) của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b - Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương tại a chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không bao gồm khoản phụ cấp lương phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động;

c- Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương theo quy định tại a, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương; không bao gồm các khoản bổ sung khác phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động.

Nghị định nêu rõ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tính trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo giờ thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo giờ nhân với số giờ làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo ngày thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo ngày nhân với số ngày làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tuần thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo tuần nhân với số tuần làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Nghị định quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Trường hợp mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương mà đối tượng này được hưởng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của tỷ giá mua vào theo hình thức chuyển khoản của Đồng Việt Nam với ngoại tệ do 4 Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước công bố tại thời điểm cuối ngày của ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm; trường hợp các ngày này trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì lấy tỷ giá của ngày làm việc tiếp theo liền kề.

Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động

Nghị định quy định mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:

Đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội không làm việc và không hưởng phụ cấp từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh: Chưa thỏa đáng!

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh: Chưa thỏa đáng!

23 Jul, 06:24 AM

Kinhtedothi - Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026, trong đó ưu tiên phương án nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,2 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức đề xuất vẫn còn thấp so với thực tế chi tiêu tại các đô thị.

Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh

Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh

17 Jul, 07:45 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 187/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Trường công lập của TP Hà Nội thực hiện liên kết giáo dục phải đáp ứng điều kiện gì?

Trường công lập của TP Hà Nội thực hiện liên kết giáo dục phải đáp ứng điều kiện gì?

17 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

17 Jul, 08:24 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ