Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thụ hưởng các chế độ từ 1/7/2025

Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thụ hưởng đầy đủ các chế độ.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ, bao gồm: ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thụ hưởng đầy đủ các chế độ. Ảnh minh họa.

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, để có thêm nhiều người thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025:

Đối tượng đầu tiên được mở rộng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, kê khai hàng tháng thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025.

Thứ hai là người quản lý DN, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn DN, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, thành viên ban kiểm soát, người quản lý điều hành hợp tác xã và Liên hợp Hợp tác xã không hưởng tiền lương được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Những đối tượng này có mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức lương tham chiếu.

Đối tượng thứ ba tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc không trọn thời gian theo tháng, theo ngày và theo giờ. Và, người lao động có thỏa thuận bằng tên gọi khác mà có sự quản lý, chấm công và có kiểm soát, có trả tiền lương, tiền công thì cũng thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiếp đến là đối tượng dân quân thường trực đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ngoài ra là đối tượng đang tạm hoãn hợp đồng lao động. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động; lấy tháng lương gần nhất làm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.

Và tiếp đến là đối tượng ngừng việc nhưng vẫn hưởng lương, được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên mức lương ngừng việc.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với đối tượng khác ngoài đối tượng quy định mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh: 7 học sinh bị lũ cuốn trôi

Quảng Ninh: 7 học sinh bị lũ cuốn trôi

21 May, 11:22 PM

Kinhtedothi - Thông tin từ UBND huyện Hải Hà, Quảng Ninh chiều ngày 21/5, vào khoảng 16h30' tại đập Hải An, xã Quảng Thành có 7  học sinh đi tắm suối thì bất ngờ lũ thượng nguồn đổ về và bị cuốn trôi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ