Quy định mới về chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025
Kinhtedothi – Từ 1/7/2025 có 3 hình thức chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; còn đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có có 2 hình thức chi trả.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 đã gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Từ 1/7/2025 thực hiện quy định mới về chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa
Cụ thể, mức lương hưu của lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam có mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cũng quy định về việc thay đổi hình thức nhận, nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Theo đó, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng có nguyện vọng thay đổi hình thức nhận hoặc thay đổi nơi nhận do di chuyển nơi cư trú trong nước thì có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nên rõ lý do.
Có 3 hình thức chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền; thông qua người sử dụng lao động.
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có 2 hình thức chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

Đóng bảo hiểm xã hội 22 năm được hưởng mức lương hưu bao nhiêu?
Kinhtedothi – Điều kiện để nhận lương hưu là đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu. Từ 1/7/2025, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, bảo lưu để hưởng lương hưu có được không?
Kinhtedothi – Để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ cần chốt sổ bảo hiểm xã hội và giữ sổ bảo hiểm xã hội là đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

BHXH khu vực I kịp thời chi trả hơn 12.000 tỷ đồng lương hưu và trợ cấp
Kinhtedothi - Báo cáo kết quả triển khai thực hiện đồng bộ các mặt công tác chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của BHXH khu vực I đến hết tháng 3/2025 cho thấy, toàn TP có 2.178.405 người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm 46,4% lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt 94,67% Kế hoạch giao.