Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ ngày 1/8, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ vừa ban hành để thay thế cho Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực.

 

Nghị định 46 được ban hành, tăng mức phạt đối với 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm luật giao thông. Nhiều lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt nặng như: vi phạm nồng độ cồn; dùng chân điều khiển xe; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông; không đội mũ bảo hiểm; vượt đèn đỏ, đèn vàng; chạy quá tốc độ…
Đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định 46, lực lượng CSGT sẽ giải thích các quy định của pháp luật để người tham gia giao thông hiểu được và hướng dẫn để tránh mắc các lỗi vào lần sau. Theo Nghị định 46, Người tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ. Tài xế ôtô vi phạm, mức phạt 2 triệu đồng. Người đi môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng. 

Một điểm mới khác nữa đó là người vi phạm luật giao thông có thể nộp phạt tại chỗ cho lực lượng CSGT thay vì phải đến kho bạc nộp phạt. Nhiều người cho rằng việc này có thể giúp tiết kiệm thời gian của họ đỡ phải đi lại nhiều lần.

Hơn nữa, các đơn vị thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an TP Hà Nội) đồng loạt ra quân tại 12 quận, huyện trên địa bàn Thủ đô với nhiệm vụ xử lý người tham gia giao thông cố tình vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe máy điện và xe đạp điện.

Theo ghi nhận của PV Báo Kinh tế & Đô thị trong 2 ngày Nghị định 46 có hiệu lực, cho thấy hầu hết người dân đã lắm rõ được các quy định của Nghị định và ý thức của người dân được nâng cao. Theo chân đại đội 5, phóng viên ghi nhận Trung đoàn cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm tra nhắc nhở, xử lý một số tuyến phố thì tình trạng vi phạm như các phương tiện khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đã giảm đi rất nhiều. Trong 2 ngày đầu ra quân, đơn vị chủ yếu nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định pháp luật. Có những trường hợp nghi vấn vi phạm pháp luật chúng tôi vẫn kiểm tra xe, kiểm tra người công khai tránh để lọt tội phạm. Đa số người dân khi bị dừng xe nhắc nhở đều rất chấp hành.

Ngày 2/8, Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ - Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ (PK20), Công an TP Hà Nội cho biết, khác với công việc của lực lượng Cảnh sát giao thông, cắm chốt xử lý tại những ngã tư, nút giao thông, lực lượng Cảnh sát cơ động tham gia tuần tra trên đường, phát hiện trường hợp nào vi phạm sẽ dừng xe xử lý tại chỗ. Trong ngày đầu (1/8) làm nhiệm vụ tuần tra xử lý người vi phạm về mũ bảo hiểm (MBH) đã xử phạt hành chính hơn 300 trường hợp vi phạm…

Theo đó, từ 6h30 sáng đến 24h cùng ngày, các tổ công tác CSCĐ Hà Nội đã phát hiện, xử phạt hành chính 309 trường hợp vi phạm về MBH, thu số tiền hơn 46 triệu đồng, tạm giữ 5 xe máy. Riêng trong tối 1/8, CSCĐ phát hiện 5 vụ việc với 9 đối tượng có biểu hiện phạm pháp hình sự như mang theo chất nghi là ma túy, công cụ hỗ trợ…

Một số hình ảnh do PV báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận 2/8
Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm - Ảnh 1Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm - Ảnh 23Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm - Ảnh 3Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm - Ảnh 4Nghị định 46 có hiệu lực: CSCĐ xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm - Ảnh 5
Thượng tá Nguyễn Tuấn Tùng – Phó Trung đoàn trưởng CSCĐ Hà Nội cho biết, phần lớn các trường hợp vi phạm về đội mũ bảo hiểm xảy ra vào đầu giờ sáng, đối tượng vi phạm chủ yếu là học sinh, sinh viên, hoặc chở theo người cao tuổi. Khi bị CSCĐ phát hiện, xử lý, đa số người vi phạm đều nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh kiểm tra và ký giấy nộp phạt. Có một vài trường hợp vi phạm về MBH không chấp hành yêu cầu dừng xe, nhưng để đảm bảo an toàn, lực lượng CSCĐ không truyđuổi.

Cũng theo Thượng tá Tùng, những trường hợp vi phạm giao thông bỏ chạy, CSCĐ sẽ không truy đuổi nhưng sẽ phối hợp với lực lượng chức năng khác như CSGT dừng xe xử lý hoặc xử phạt nguội. Ngoài ra, đối với những trường hợp có biểu hiện phạm pháp hình sự, CSCĐ sẽ kiên quyết truy đuổi bắt giữ.

Theo Đại úy Phạm Xuân Thức, Phó Đại đội trưởng đội 5 Trung đoàn cảnh sát cơ động chia sẻ: Triển khai thực hiện Nghị định 46/2016/NĐ-CP với nhiều sự điều chỉnh về các quy định mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Trong 2 ngày đầu ra quân, đơn vị chủ yếu nhắc nhở người tham gia giao thông tuân thủ đúng quy định pháp luật. Có những trường hợp nghi vấn chúng tôi vẫn kiểm tra xe, kiểm tra người công khai không để lọt tội phạm. Đa số người dân khi bị dừng xe nhắc nhở đều rất chấp hành.

Anh Hiếu sinh sống tại quận Cầu Giấy cảm thấy giật mình khi bất ngờ khi lực lượng cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. “Mình vốn chỉ thấy lực lượng cảnh sát cơ động đi tuần tra đêm, bất ngờ hôm nay minh đi ăn sáng gần nhà và chủ quan không đội mũ bảo hiểm khi và bị lực lượng cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe nhắc nhở ”. Khi được hỏi về Nghị định 46 của Chính phủ thì anh Hiếu chia sẻ: “ Mình cũng không biết về Nghị định này, cũng do công việc bận mình không để ý đến bây giờ mình được lực lượng cảnh sát cơ động nhắc nhở phổ biến thì mình rất tán thành về việc này mình sẽ chấp hành đúng luật”. Ông Nguyễn Thế P , quận Cầu Giấy chia sẻ: Nghị định 46 này tôi thấy hợp lý, có thêm lực lượng cảnh sát cơ động tham tuần tra xử lý thì mới không để lọt tội phạm và các trường hợp cố tình vi phạm giao thông.

Hy vọng, sau khi đi vào thực hiện Nghị định 46, tình hình trật tự an toàn giao thông tại Thủ đô sẽ được cải thiện, đồng thời ý thức của người dân khi tham gia giao thông sẽ được nâng cao.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần