80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghiêng nghiêng nón lá làng Chuông

Kinhtedothi - Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ nức tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với hình ảnh những chiếc nón lá nghiêng nghiêng trong gió.
Tính bằng thế kỷ, chiếc nón làng Chuông không chỉ che nắng, che mưa mà còn làm duyên cho biết bao người phụ nữ Việt Nam. Vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, từ sáng sớm tinh mơ, trong sân chùa Chuông, các mẹ, các chị nhộn nhịp ra chợ chào bán sản phẩm độc đáo của quê hương. Chợ họp nhanh, ồn ào, náo nhiệt rồi nhanh chóng tan sau hơn 3 giờ đồng hồ. 6 phiên một tháng, 72 phiên chợ một năm như để khẳng định, nón làng Chuông vẫn còn nhiều người mua, kẻ bán. Thăm làng Chuông, du khách nhất định phải ghé chợ, dạo quanh các gian hàng bán Nón, chụp ảnh và tận hưởng không khí phiên chợ quê. Ngoài những nguyên liệu và nón kiểu mẫu truyền thống, bạn sẽ được khám phá, chiêm ngưỡng rất nhiều loại nón khác như: Quai thao, nón chóp dứa, nón tơi, nón Lâm Sung, nón Thái Lan, nón Hàn Quốc... Và bạn sẽ chẳng thể tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam này nhiều loại nón với đủ loại kiểu dáng, kích thước như nơi đây.

Chợ nón tan họp, du khách có thể tản bộ quanh làng, tham quan và tìm hiểu cách làm nón cũng như cuộc sống của người dân. Để có được một chiếc nón đẹp, nhẹ và bền, người nghệ nhân làng nón phải qua rất nhiều bước cầu kỳ. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khâu xong tháo ra còn phải cắt hết riềm thừa. Sau đó phải hơ nón bằng hơi diêm để màu nón trở nên trắng muốt và không mốc. Cuối cùng, những chiếc nón trắng được phơi dưới ánh nắng sớm trước khi xuất xưởng. Công thức ấy đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm đưa vào thơ ca: “Bàn tay xây lá, tay xuyên nón/ Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”. Đầu Xuân, dừng chân nơi quán nước đầu làng, nhấp ngụm nước vối ấm, cái kẹo lạc giòn ngọt, thấy xốn xang với không khí vui vẻ, hồ hởi ở miền quê thanh bình này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỉnh Nghệ An: hỗ trợ tàu tránh trú bão và lồng bè nuôi cá ven biển 

Tỉnh Nghệ An: hỗ trợ tàu tránh trú bão và lồng bè nuôi cá ven biển 

21 Jul, 09:57 AM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị Đồn biên phòng, đặc biệt khu vực ven biển tích cực, chủ động các phương án để ứng phó, quyết tâm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Nghệ An: chủ động các phương án ứng phó bão số 3 và mưa lũ

Nghệ An: chủ động các phương án ứng phó bão số 3 và mưa lũ

21 Jul, 09:33 AM

Kinhtedothi – Trước diễn biến bão số 3, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu cấm tàu thuyền ra khoai từ ngày 21/7, đồng thời kêu gọi tàu thuyền trên biển kịp thời tránh trú bão. Đồng thời yêu cầu các địa phương kiểm tra các hồ đập, công trình thủy lợi, lên phương án phòng chống bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão.

Khu vực nào ở Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3?

Khu vực nào ở Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3?

21 Jul, 09:26 AM

Kinhtedothi - Bão số 3 đang tiến sát đất liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 21/7, địa phương bắt đầu hứng chịu mưa to đến rất to, gió giật mạnh, nước dâng, nguy cơ ngập úng và sạt lở ven biển. Các lực lượng chức năng đã phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu người dân, tàu thuyền chủ động ứng phó, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Điều dưỡng người có công với cách mạng bằng cả tấm lòng

Điều dưỡng người có công với cách mạng bằng cả tấm lòng

21 Jul, 06:44 AM

Kinhtedothi – Với phương châm chăm sóc sức khỏe người có công được đặt lên hàng đầu, Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 4 Hà Nội đã kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ bệnh án cho từng người; bổ sung trang thiết bị tập phục hồi chức năng; chế biến những món ăn phù hợp; cải tạo cảnh quan môi trường để phục hồi sức khỏe của người có công.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ