Nhộn nhịp phiên chợ quê
Những ngày này, không khí mua sắm tại các vùng ngoại thành Hà Nội đã náo nhiệt và đông đúc. Các chợ vùng quê mở cửa sớm hơn ngày thường, bày bán nhiều mặt hàng phục vụ Tết. Do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên lượng hàng hóa, người bán cũng tăng lên, giá cả cũng khá hợp lý.
Từ sáng sớm, chợ Bương, xã Cấn Hữu, Quốc Oai đã tấp nập kẻ mua, người bán. Ngoài những mặt hàng thường ngày, dịp này các mặt hàng bày bán tại chợ cũng đa dạng và phong phú hơn. Trên các kệ hàng, các loại bánh, mứt, kẹo, nước giải khát được bày trí khá bắt mắt, thu hút người mua. Chị Trần Thị Thơ, thôn Cấn Hạ đang lựa mua hàng cho hay: “Bây giờ chợ quê cái gì cũng có, không phải đi chợ huyện hay ra TP mới có hàng như trước đây. Phiên chợ trước tôi đã mua quần áo cho tụi nhỏ rồi, hôm nay đi mua thêm ít bánh kẹo nữa. Còn đồ thực phẩm tươi sống thì cận Tết tôi mới mua” - chị Thơ cho hay.Không khí mua sắm tại chợ Tư (Thanh Oai) cũng khá tấp nập. Chị Loan, chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại đây bộc bạch: “Để phục vụ khách hàng, trước Tết khoảng 2 tháng tôi phải nhập một lượng hàng lớn. Năm nay, ngoài tăng về số lượng tôi cũng chú ý nhập những mặt hàng có thương hiệu như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị… để phục vụ khách hàng”.Nhộn nhịp không kém, tại chợ Đục Khê, xã Hương Sơn (Mỹ Đức), hai bên đường bày bán rất nhiều chậu quất, đào, địa lan. Anh Nguyễn Văn Quang, một người bán hoa Tết ở đây cho biết: "Mấy năm nay, đời sống của người dân được nâng cao nên nhiều người có nhu cầu về những loại hoa, cây cảnh độc lạ. Vì vậy, ngoài các loại cây, hoa truyền thống, tôi còn nhập thêm các loại địa lan, lan hồ điệp, hoa mai về bán. Đến giờ, tôi đã bán được vài chục chậu rồi".Kiểm soát chặt chất lượng sản phẩmNgoài phong phú, đa dạng về chủng loại hàng hóa, vài năm gần đây, chất lượng hàng hóa ở các vùng ngoại thành cũng được nâng lên đáng kể. Để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, UBND TP Hà Nội đã triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý VSATTP phục vụ Tết Nguyên đán tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như bánh kẹo, mứt, thịt cá, trứng… nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP; kiên quyết xử lý các cơ sở thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.Cùng với đó, các địa phương cũng ráo riết kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng. Ông Phùng Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 1.917 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, UBND huyện đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo VSATTP như: Giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm… Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định khi cần thiết.Huyện Quốc Oai cũng thành lập các đoàn liên ngành quản lý chặt chất lượng, nguồn gốc hàng hóa trên địa bàn. “Ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, huyện còn tăng cường tuyên truyền đến các hộ sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng kiến thức về VSATTP. Trong đó, tập trung vào truyền thông nghiêm cấm kinh doanh các mặt hàng không rõ nguồn gốc, không có tem, các mặt hàng đã hết thời hạn sử dụng” - Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết.Dù các ngành chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra và tuyên truyền, nhưng tình hình VSATTP trong dịp Tết còn nhiều bất cập khó xử lý. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên chọn những thực phẩm có thương hiệu, chứng nhận vệ sinh thực phẩm, những điểm bán có uy tín... để gia đình được vui Tết an toàn, trọn vẹn.