80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngược dòng thời gian về chiến dịch Điện Biên Phủ qua tư liệu lịch sử

Kinhtedothi - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) vừa tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) vừa giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Hồ sơ, tài liệu liên quan chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ve-vơ được trưng bày, công bố tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Ảnh: Minh An

200 tài liệu lưu trữ gốc

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang lưu giữ hàng nghìn trang tài liệu với nội dung tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh.

Dịp này, Trung tâm giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận và giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ mà Nhà nước đang quản lý.

Tư liệu ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Minh An

Nội dung các tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch; về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Chỉ huy chiến dịch.

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa, Trung tâm giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu, để công chúng có điều kiện tiếp cận và giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ mà Nhà nước đang quản lý. Các tư liệu nhằm phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy chiến dịch...

Tài liệu thuộc các phông lưu trữ về các cơ quan tổ chức nhà nước: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông, Tài liệu ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tài liệu ảnh phông Bộ Ngoại giao… Trong khối tài liệu này còn có các tài liệu, tư liệu, sách, báo có nguồn gốc cá nhân như GS Đặng Thai Mai, Đại tá Đại sứ Hà Văn Lâu, các tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga…

Góc nhìn khách quan về lịch sử

Đối với các tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, Trung tâm lưu trữ những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ… đặc biệt nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam… phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ. 

Tư liệu ảnh về Bác Hồ chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Minh An

TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá, những tài liệu lưu trữ gốc về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn để công chúng nhận diện chuẩn xác hơn về lịch sử.

"Trong nghiên cứu lịch sử của chúng tôi, tài liệu nguyên gốc là tài liệu có giá trị cao nhất để nhận diện đúng nhất, chuẩn xác nhất các sự kiện lịch sử. Trước đây, chúng ta chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tư liệu này. Đặc biệt, trong triển lãm này còn giới thiệu cả các tư liệu của Pháp, của Liên Xô cũ, của Trung Quốc và một số những tư liệu khác nữa. Có thể nói, chúng ta có một điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tư liệu như vậy để có nhìn nhận toàn diện hơn, khách quan và trung thực” - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho hay.

Từ nguồn tư liệu này, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, xuất bản sách. Đặc biệt, Trung tâm đang phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quan hệ Việt Nam - Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược” từ nguồn tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức, nhằm góp phần lưu giữ và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ mai sau.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi động giải đấu MG PICKLEBALL CHAMPIONSHIP 2025

Khởi động giải đấu MG PICKLEBALL CHAMPIONSHIP 2025

20 Jul, 04:25 PM

Kinhtedothi - MG Pickleball Championship 2025 chính thức được khởi động, đánh dấu một trong những giải đấu Pickleball phong trào lần đầu tiên được MG Việt Nam tổ chức trên quy mô toàn quốc. Đây không chỉ là sân chơi thể thao dành cho cộng đồng người yêu thích bộ môn Pickleball mà còn là dịp để lan tỏa năng lượng sống tích cực, khuyến khích rèn luyện thể chất một cách văn minh, hiện đại đến mọi gia đình, đúng với tinh thần của MG Việt Nam.

Gia tăng giá trị từ khu phát triển thương mại và văn hóa

Gia tăng giá trị từ khu phát triển thương mại và văn hóa

20 Jul, 10:57 AM

Kinhtedothi – Việc HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các tuyến phố, làng nghề, khu dân cư hiện hữu.

Nghĩ về một đô thị học tập

Nghĩ về một đô thị học tập

20 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Cứ ngỡ thế hệ giáo chức già khi nhìn về chuyện học hành, lớp trường, thi cử ở đô thị Hà Nội hôm nay sẽ đắm trong những hoài niệm của một thời đạo học và những kỳ sĩ tử lai kinh ứng thí. Nhưng không hẳn vậy! Hoài niệm được cất giữ trân trọng như hành trang ký ức, để cùng người Hà thành đương thời hướng về một đô thị học tập, hiện đại và hội nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ