Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người Anh hùng bắn rơi 6 máy bay của đế quốc Mỹ

Kinhtedothi - Ngày 15/5/1975, ông dẫn đầu biên đội 12 chiếc MiG-21 thuộc Trung đoàn Không quân (TĐKQ) 935, bay diễu binh mừng chiến thắng trên vùng trời Sài Gòn - Gia Định. 50 năm sau, TĐKQ 935 Anh hùng do ông chỉ huy tiếp tục vinh dự được bay diễu binh trên bầu trời TP Hồ Chí Minh vào ngày 30/4/2025.

Bắn rơi 6 máy bay trong 6 tháng

Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1946, thương binh 4/4, hiện ngụ tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Ông đã bắn rơi 6 máy bay chiến đấu hiện đại của đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông được vinh danh là phi công ACE (phi công bắn rơi từ 5 máy bay của đối phương trở lên) của thế giới.

Mở đầu câu chuyện, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa kể: “Tôi quê ở Hà Nam. Bố tôi tham gia kháng chiến nên vào Nam từ những năm 1930, định cư tại xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 3/1955, bố tập kết ra Bắc và đem theo tôi. Tôi được học trường thiếu sinh quân Quế Lâm (Trung Quốc) hơn 1 năm, về nước học tại các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Năm 1963, tôi nhập ngũ vào bộ binh với mong ước quay về miền Nam chiến đấu và cũng là dịp để gặp lại mẹ, vì khi tập kết chỉ có 2 bố con, mẹ cùng 3 người em ở lại Quảng Ngãi”.

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Nghĩa. Ảnh: Tân Tiến

Ước mơ vào miền Nam chiến đấu chưa thực hiện được thì tháng 7/1965, ông trúng tuyển vào Không quân Nhân dân (KQND) Việt Nam, sau 1 tháng ông được sang Liên Xô học lái máy bay chiến đấu. Tháng 4/1968, ông Nghĩa về nước cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Nhớ lại những trận không chiến, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa, hào hứng kể: “Từ năm 1968 - 1972, tôi xuất kích hàng trăm lần để tham chiến trên bầu trời Khu 4, nhưng chưa lập được chiến công. Ngày 23/6/1972, tôi xuất kích cùng phi công Nguyễn Văn Toàn không chiến trên bầu trời Hòa Bình, bắn rơi chiếc F-4 Phantom II của Mỹ. Việc bắn hạ chiếc F-4 Phantom II là trận thắng đầu của riêng tôi. Tối hôm đó thực sự cảm xúc vô cùng hạnh phúc rằng mình đã thực hiện được ước mơ của phi công tiêm kích chiến đấu bắn hạ máy bay đối phương trong cuộc đối đầu với lực lượng không quân khổng lồ của đế quốc Mỹ. Món quà này tôi viết vào nhật ký để gửi cho mẹ vẫn còn sống trong lòng địch.

Với khí thế chiến thắng, ngày hôm sau 24/6/1972, tôi bắn rơi thêm chiếc F-4 Phantom II trên bầu trời Sơn La. Hai ngày liên tiếp bắn rơi 2 chiếc F-4 Phantom II, khiến tôi rất đỗi sung sướng và càng tự tin trong những ngày chiến đấu tiếp theo. Và cuối cùng của trận chiến, tôi bắn rơi chiếc máy bay thứ 6 vào ngày 23/12/1972 trong Chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (trung bình 1 tháng, ông Nghĩa bắn rơi 1 máy bay). Với những trận không chiến cùng đồng đội, cùng những chiến công của KQND Việt Nam đã góp phần vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”.

Góp phần buộc đế quốc Mỹ ký Hiệp định Paris

Từ việc ông Nghĩa bắn rơi chiếc máy bay thứ 6, lực lượng KQND Việt Nam tiếp tục bắn hạ 7 máy bay của Mỹ, trong đó có hai chiếc B52, bắn bị thương một chiếc B52 khác, buộc Mỹ thua vô điều kiện, phải ký Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973, là cơ sở tiến tới Đại thắng mùa Xuân 1975. Với thành tích bắn rơi 6 máy bay của đế quốc Mỹ, vào ngày 3/9/1973, phi công Nguyễn Văn Nghĩa vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Cũng theo ông Nghĩa, trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước lực lượng không quân khổng lồ của đế quốc Mỹ, bộ đội KQND Việt Nam bắn hạ 320 máy bay của Mỹ. Cá nhân ông và KQND Việt Nam tự hào với những chiến công sát cánh cùng các lực lượng của Quân đội, Nhân dân góp phần vào công cuộc bảo vệ miền Bắc XHCN và cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu KQND Việt Nam tham gia nhiều trận đánh. Trong đó, có trận sử dụng biên đội 5 máy bay cường kích A-37 thu được của Mỹ - Ngụy, đánh sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 28/4/1975. Ngoài ra, KQND Việt Nam còn sử dụng máy bay MiG-21, MiG-17, MiG-19, trong đó Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa vào ngày 13/5/1975, dẫn đầu một phi đội MiG-21 bay từ miền Bắc vào miền Nam. Lúc 10 giờ 30 phút ngày 14/5/1975, phi đội của người anh hùng tiếp tục chiến đấu giải phóng các vùng đất và biển, đảo của Việt Nam như: Phú Quốc, Trường Sa, các đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa.

“Ngày 15/5/1975, tôi được dẫn đầu biên đội 12 chiếc MiG-21, bay diễu binh mừng chiến thắng trên vùng trời TP Sài Gòn - Gia Định. Biên đội bay diễu binh đã gây cảm xúc rất mạnh mẽ cho người dân tham gia lễ mừng chiến thắng, thể hiện sức mạnh của một đội quân đã chiến thắng lực lượng không quân khổng lồ của đế quốc Mỹ” - Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa kể lại.

Đặc biệt từ năm 1977, KQND Việt Nam bằng sức mạnh của các loại máy bay MiG; máy bay chiến lợi phẩm của Mỹ - ngụy, đã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam trước tập đoàn phản động Pôn Pốt-Iêng Xary (Khmer Đỏ) Campuchia. Đồng thời, cùng các mũi tiến công khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện chiến dịch 55 ngày đêm giải phóng hoàn toàn Campuchia, cứu Nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, giúp nước bạn xây dựng chính quyền mới, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng đất nước đến ngày nay.

Xứng danh Không quân Nhân dân Việt Nam

Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa chia sẻ thêm, sau khi chỉ huy TĐKQ 935 bảo vệ biên giới Tây Nam, giải phóng Campuchia thoát khỏi tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt-Iêng Xary, ông được giao trọng trách Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn Không quân 372 vào năm 1979. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp Nhân dân Campuchia, có 3 TĐKQ tham gia nhiệm vụ đều được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND. Riêng TĐKQ 935 do Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa làm Trung đoàn trưởng được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVTND vào ngày 20/12/1979. Đến nay, TĐKQ 935 trở thành lực lượng hùng mạnh với máy bay hiện đại Su-30MK, là quả đấm thép của cách mạng Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.

Cuối năm 1991, Anh hùng LLVTND, Đại tá Nguyễn Văn Nghĩa rời quân ngũ. Ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Hàng không Việt Nam nhằm xây dựng tại Việt Nam một Trường Đại học Hàng không và ông trở thành Giám đốc đầu tiên của Học viện Hàng không Việt Nam ngày nay. Học viện hiện nay phát triển lớn mạnh, là cầu nối giữa các trường Đại học Hàng không trên thế giới.

“Tôi rất tự hào vì đã xây dựng mái trường này trở thành Học viện Hàng không tầm cỡ quốc tế. Năm 2007, tôi nghỉ hưu, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Không quân phía Nam. Đặc biệt, tôi rất tự hào về gia đình, bố mẹ và các em tôi đều tham gia cách mạng. Hai người em tôi hy sinh, Nhà nước phong tặng mẹ tôi là Mẹ Việt Nam Anh hùng. Từ năm 2017, tôi biên soạn cuốn sách “Không chiến” xuất bản năm 2020. Nếu ai đã đọc hết quyển sách sẽ hiểu giá trị những chiến công của KQND Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Hiện một số nhà xuất bản ở Mỹ đề nghị được dịch ra tiếng nước ngoài để phát hành. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vào ngày 30/4/2025 tới đây - TĐKQ 935 tiếp tục vinh dự được tham gia diễu binh trên bầu trời TP Hồ Chí Minh”, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Nghĩa chia sẻ.

Háo hức đón chờ lễ kỷ niệm 50 Năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Háo hức đón chờ lễ kỷ niệm 50 Năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gặp nhân chứng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Gặp nhân chứng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

30 Apr, 04:42 PM

Kinhtedothi - Họ là cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nay đã ở tuổi “bát thập”, nhưng trong ký ức, họ vẫn nhớ như in những tháng năm hào hùng.

"Đoàn tàu Thống Nhất - Kết nối triệu trái tim": giao thoa Nam - Bắc giữa lòng Đà Nẵng

"Đoàn tàu Thống Nhất - Kết nối triệu trái tim": giao thoa Nam - Bắc giữa lòng Đà Nẵng

30 Apr, 02:54 PM

Kinhtedothi - 12h45 trưa 30/4 - Giữa tiếng còi tàu dồn dập và những tràng pháo tay vang lên từ hàng trăm người dân thành phố bên sông Hàn, hai đoàn tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất – Kết nối triệu trái tim” - SE1 xuất phát từ Hà Nội và SE4 khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh - đã chính thức hội ngộ tại Ga Đà Nẵng. Cuộc hội ngộ này không chỉ là một sự kiện vận tải, mà là một biểu tượng lịch sử, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, minh chứng sống động cho khát vọng thống nhất, hòa bình và phát triển.

Nguồn sức mạnh nội sinh để phát triển bứt phá

Nguồn sức mạnh nội sinh để phát triển bứt phá

30 Apr, 02:43 PM

Kinhtedothi - Từ những lời căn dặn của Bác về đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, khát vọng ấy đã và đang dần hiện thực khi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục những triển vọng tốt đẹp trong Kỷ nguyên phát triển mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vẹn nguyên tinh thần “Hà Nội vì cả nước”

Vẹn nguyên tinh thần “Hà Nội vì cả nước”

30 Apr, 02:37 PM

Kinhtedothi- Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hà Nội có vai trò cực kỳ to lớn. Thời kỳ hiện đại, Hà Nội vẫn giữ nguyên được tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, luôn đi đầu trong các phong trào. Đây là chia sẻ của GS.TS.NGND Đỗ Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ