Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người chơi game online sẽ phải cung cấp thông tin cá nhân

Kinhtedothi - Theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, người chơi khi bắt đầu tham gia chơi các game online sẽ phải cung cấp chi tiết về các thông tin cá nhân.
Theo Thông tư 24/2014/TT-BTTTT vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, bắt đầu từ ngày 12/02/2015, người chơi khi bắt đầu tham gia sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1 (có sự tương tác giữa người chơi với nhau, thường được gọi là game online) sẽ phải cung cấp những thông tin cá nhân như: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ đăng ký thường trú; số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu; số điện thoại... 

Trong trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.

Về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game online sẽ phải lưu giữ các thông tin cá nhân người chơi trong suốt quá trình người chơi sử dụng dịch vụ và trong 6 tháng sau khi người chơi ngừng sử dụng dịch vụ.

Mặt khác phía doanh nghiệp cũng phải triển khai hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác thực thông tin của người chơi.

Bên cạnh đó, Thông tư còn yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có trách nhiệm tự phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi theo các mức: Dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+); Dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+); Dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+). Thông tin này phải được thể hiện rõ trong trò chơi sao cho người chơi có thể thấy được.

Không những thể phía doanh nghiệp cung cấp trò chơi còn phải chịu trách nghiệm quản lý thời gian chơi của người chơi từ 0h-24h hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi điện tử G1 của 1 doanh nghiệp với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày.

Đồng thời có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi...

Thông tư cũng đưa ra một quy định rất quan trọng khác, đó là các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi, không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ