Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025:

Người chưa nộp phạt vi phạm giao thông không được cấp, đổi giấy phép lái xe

Kinhtedothi - Từ ngày 1/1/2025, người vi phạm giao thông chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc nộp phạt vi phạm hành chính thì sẽ chưa được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX).

Luật Trật tự, An toàn Giao thông (TTATGT) đường bộ đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 mang đến nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến điều kiện tham gia giao thông của người lái xe.

Trong đó bao gồm việc quản lý GPLX, điểm số của GPLX, cùng các quy định về sức khỏe, tuổi tác, và các thủ tục cấp, đổi, cấp lại hay thu hồi GPLX.

Đáng chú ý, từ ngày 1/1/2025, người vi phạm TTATGT đường bộ mà chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc nộp phạt vi phạm hành chính, thì sẽ chưa được cấp, đổi, cấp lại GPLX.

Đối với các trường hợp người vi phạm chưa nộp phạt giao thông sẽ không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe. Ảnh minh họa.

Luật mới cũng nêu rõ, GPLX bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép; GPLX được cấp sai quy định.

Cùng với đó, GPLX cũng bị thu hồi khi đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.

Ngoài ra, từ ngày Luật TTATGT có hiệu lực, người đã có GPLX được đổi, cấp lại giấy tờ này trong các trường hợp sau đây: GPLX bị mất, bị hỏng không còn sử dụng được; trước thời hạn ghi trên GPLX; thay đổi thông tin ghi trên GPLX; GPLX nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng; GPLX do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo luật mới, cơ quan chức năng khuyến khích người dân đổi GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 sang loại giấy phép mới (bằng vật liệu PET) để thuận tiện trong việc đồng bộ, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và ứng dụng VNeID.

Cũng từ ngày 1/1/2025, Điều 62 Luật TTATGT quy định, điểm của bằng lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu và sẽ bao gồm 12 điểm.

Theo đó, mỗi lần vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, tài xế sẽ bị trừ số điểm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi đó. Dữ liệu điểm trừ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu, đồng thời thông báo cho tài xế biết ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ