Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn vẫn được hưởng lương hưu

Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 điều chỉnh giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn được hưởng lương hưu và bảo hiểm y tế khi về già.

Bộ LĐTB&XH nhận được kiến nghị của cử tri An Giang đề nghị điều chỉnh số năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận lương hưu của nam để đảm bảo công bằng giữa tuổi nghỉ hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội giữa nam và nữ.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 điều chỉnh giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Ảnh minh họa: Internet.

Về đề nghị của cử tri An Giang, Bộ LĐTB&XH cho biết, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận trong Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và thống nhất thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW. Quốc hội khóa XIV đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó, nội dung tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu được quy định tại Điều 169 và Điều 219.

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ; mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó tiếp tục kế thừa, đảm bảo tính thống nhất về tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019. Đồng thời, điều chỉnh giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm (áp dụng đối với cả lao động nam và lao động nữ) nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn có cơ hội được hưởng lương hưu và bảo hiểm y tế khi về già. Và quy định lao động nam nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 40% tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

“Quy định đã nêu đảm bảo tốt hơn mức hưởng lương hưu của lao động nam nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm” – Bộ LĐTB&XH khẳng định.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

Lan tỏa sự quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

01 May, 05:00 AM

Kinhtedothi - Tháng 5 hàng năm đã trở thành "điểm hẹn", là tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) về mọi mặt, cả về vật chất, tinh thần và sức khỏe. Nhân dịp này, Báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh về những hoạt động của Công đoàn Hà Nội trong chăm lo đời sống NLĐ Thủ đô.

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

100% nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước đã được kiên cố hóa

29 Apr, 04:28 PM

Kinhtedothi - Đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), bà Tôn Ngọc Hạnh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, sớm hơn 6 tháng so với quy định của Chính phủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ