Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954-7/5/2024):

Người dân cả nước xúc động, tự hào khi đến mảnh đất Điện Biên anh hùng

Thịnh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trở nên sôi động, rực rỡ sắc màu cờ hoa kỷ niệm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Từng dòng người khắp mọi miền về với mảnh đất anh hùng để tưởng nhớ, tri ân sự hi sinh anh dũng của quân và dân ta.

Năm nay đã ở tuổi 82 nhưng ông Phạm Ngọc Ly ở Thái Bình vẫn hăng hái, phấn chấn tham gia hành trình về với thành phố Điện Biên Phủ để thêm tự hào trước sự chiến đấu oanh liệt, ý chí quật cường của quân và dân ta 70 năm trước.

Ông Ly cho biết, bản thân vốn là thế hệ "người lính cụ Hồ" thứ 2, ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và từng trải qua những tháng ngày mưa bom, bão đạn vào những năm 1972 nhưng khi thăm lại chiến trường xưa của thế hệ cha anh, người cựu chiến binh này vẫn không nén được xúc động.

Ông Phạm Ngọc Ly cùng vợ tham quan nơi ở và làm việc của các Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên phủ
Ông Phạm Ngọc Ly cùng vợ tham quan nơi ở và làm việc của các Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên phủ

Thời tiết nắng, nóng hầm hập của lòng chảo Điện Biên cũng không ngăn được bước chân ông đến với từng điểm di tích lịch sử. Qua mỗi bước chân, ông như được chứng kiến từng trận đánh được tái hiện rõ nét: từ Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ đến các nghĩa trang liệt sỹ; rồi qua hầm chỉ huy kiên cố của cứ điểm Đồi A1 đến hầm chỉ huy chiến đấu của Đại tướng Võ nguyên Giáp, nơi làm việc của Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ...

Chứng kiến tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc - nhất là các chiến sỹ, dân công hỏa tuyến đã trải qua những ngày "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" để tiếp tế đầy đủ lương thực, quân tư trang cho bộ đội ta; chứng kiến chiến sỹ của ta đã chiến đấu chí tử, oanh liệt, sự hi sinh anh dũng của các chiến sỹ để chiếm được hầm chỉ huy của địch với pháo đài kiên cố... để rồi từ đó làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", người cựu chiến binh này cho biết: "Tôi vô cùng xúc động và tự hào. Đây chính là động lực để tôi vượt qua chặng đường dài đến với Điện Biên, đến mảnh đất lịch sử đầy oanh liệt của dân tộc".

Tham quan hầm chỉ huy kiên cố của cứ điểm Đồi A1 và Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Ly cảm thấy xúc động, tự hào với sự chiến đấu oanh liệt, lẫy lừng của quân và dân ta
Tham quan hầm chỉ huy kiên cố của cứ điểm Đồi A1 và Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Ly cảm thấy xúc động, tự hào với sự chiến đấu oanh liệt, lẫy lừng của quân và dân ta

Cũng từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Phạm Thị Thanh, sinh năm 1948 ở quận Lê Chân, Hải Phòng đã cùng với gần 40 hội viện Hội Phụ nữ Hải Phòng kết nối muôn phương tham gia hành trình về với Điện Biên.

"Đây là lần thứ 2 tôi trở lại Điện Biên sau 22 năm nhưng với tinh thần kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nên tôi càng thêm dâng trào cảm xúc tự hào về chiến thắng lẫy lừng của các chiến dịch lịch sử, trong đó có chiến dịch Điên Biên Phủ vang dội. Tôi cũng thấy vui mừng vì Điện Biên đã có nhiều thay đổi, kinh tế xã hội phát triển hơn trước" - bà Thanh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Thanh, ở quận Lê Chân, Hải Phòng tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bà Nguyễn Thị Thanh, ở quận Lê Chân, Hải Phòng tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tham gia hành trình về Điện Biên Phủ, đoàn của bà Nguyễn Thị Thụ (ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) có tổng số 23 người. Không chỉ đến tham quan các di tích lịch sử mà khi tới viếng các nghĩa trang liệt sĩ, bà Thụ đã cất lên tiếng hát ca ngợi tinh thần chiến đấu quật cường của quân và dân ta.

"Cả đời chỉ có một lần 70 năm nên tôi về để thắp hương các anh hùng liệt sỹ, tưởng nhớ công lao, sự hi sinh vì dân vì nước. Khi tới nghĩa trang liệt sĩ, tôi đã hát bài Bế Văn Đàn sống mãi. Tôi rất sung sướng và xúc động vì lần đầu tiên về với Điện Biên trong dịp kỷ niệm đầy ý nghĩa này" - bà Thụ xúc động.

Lần đầu đến với Điện Biên, bà Nguyễn Thị Thụ, ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết "rất sung sướng và xúc động"
Lần đầu đến với Điện Biên, bà Nguyễn Thị Thụ, ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết "rất sung sướng và xúc động"

Trong hành trình về với Điện Biên, không chỉ có những cựu chiến binh, những người lớn tuổi mà còn có các em nhỏ, học sinh được tham quan và nghe giới thiệu về lịch sử dân tộc, lịch sử chiến đấu đầy oanh liệt của cha ông.

Em Lò Gia Bảo, học sinh lớp 7B2, Trường THCS xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cùng cả lớp đã có chuyến tham quan tới các địa danh lịch sử trên mảnh đất quê hương và bày tỏ: "Khi đến mỗi di tích lịch sử, con cảm thấy tự hào vì ông cha ta đã hi sinh anh dũng để đánh giặc cứu nước. Qua chuyến tham quan con thấy thêm yêu, thêm gắn bó với mảnh đất lịch sử anh hùng này, và thấy bản thân cần cố gắng nỗ lực học tập nhiều hơn để gìn giữ, dựng xây quê hương, tổ quốc".

Các học sinh Trường THCS xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Các học sinh Trường THCS xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Dưới đây là một số hình ảnh tại các điểm di tích lịch sử:

Người dân cả nước xúc động, tự hào khi đến mảnh đất Điện Biên anh hùng - Ảnh 1
Các nghĩa trang liệt sỹ tại Điện Biên Phủ có hàng nghìn ngôi mộ chưa xác định được tên tuổi liệt sĩ
Các nghĩa trang liệt sỹ tại Điện Biên Phủ có hàng nghìn ngôi mộ chưa xác định được tên tuổi liệt sĩ
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ tái hiện lại cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ tái hiện lại cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta
Người dân cả nước xúc động, tự hào khi đến mảnh đất Điện Biên anh hùng - Ảnh 2
Từng thước phim lịch sử được tái hiện sống động qua hình ảnh tại Bảo tàng
Từng thước phim lịch sử được tái hiện sống động qua hình ảnh tại Bảo tàng
Điểm nhấn ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là bức tranh panorama có hơn 4.500 nhân vật, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m, phần đắp nổi 6m, tổng diện tích hơn 3.200m2 đã tái hiện sống động về 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng của quân và dân ta
Điểm nhấn ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là bức tranh panorama có hơn 4.500 nhân vật, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m, phần đắp nổi 6m, tổng diện tích hơn 3.200m2 đã tái hiện sống động về 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng của quân và dân ta
Người dân cả nước xúc động, tự hào khi đến mảnh đất Điện Biên anh hùng - Ảnh 3
Người dân cả nước xúc động, tự hào khi đến mảnh đất Điện Biên anh hùng - Ảnh 4

 Bức tranh panorama tái hiện sống động về cuộc chiến oanh liệt của quân và dân ta, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"