Kinhtedothi - Ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hàng ngàn người dân ùn ùn đổ về Hà Nội chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm mới. Thời tiết mưa kéo dài nhiều giờ đồng hồ khiến việc đi lại của người dân càng trở nên vất vả, nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài.
Ghi nhận của PV, từ khoảng 13 giờ ngày 6/2, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường Vành đai 3, tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi… khá đông đúc. Đến thời điểm 15h, tại đường Nguyễn Xiển, lối ra cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nút giao Xa La bắt đầu xảy ra tình trạng ùn ứ. Nhiều tuyến đường của Thủ đô cũng trong tình trạng tương tự.
Ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hàng ngàn người dân ùn ùn đổ về Hà Nội chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm mới.
Càng về tối, nhiều tuyến đường càng trở nên đông đúc, lực lượng chức năng có mặt để phân luồng giao thông. Tại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình hành khách từ các tỉnh phía Nam trở về Hà Nội nhưng không xảy ra tình trạng quá tải. Tại các điểm trung chuyển xe buýt, nhiều người dân đứng chờ khá lâu do đường phố đông và lượng xe buýt chỉ đạt 50%.
Do phải di chuyển một quãng đường xa, phương tiện đông đúc trên gương mặt ai cũng lộ rõ vẻ mệt mỏi. Bên cạnh hành lý, nhiều người không quên mang đủ thứ quà quê khi trở lại Hà Nội.
Trời mưa khiến hành trình di chuyển của người dân thêm vất vả.
Phó Giám đốc bến xe Nước Ngầm Trịnh Hoài Nam cho biết: “Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, lượng người quay trở lại Hà Nội bằng xe khách không đông, chỉ đạt khoảng 30% so với mọi năm. Tuy nhiên, bến xe đã huy động 100% nhân viên phục vụ công tác đảm bảo an ninh Trật tự cũng như phòng, chống dịch Covid-19”.
Theo ông Trịnh Hoài Nam, những ngày tới, lượng hành khách quay trở lại Hà Nội qua bến xe có thể sẽ tăng do học sinh, sinh viên được đi học trở lại.
Xe máy len lỏi qua ùn tắc.
Chị Lê Thị Hương, quê ở Hải Dương chia sẻ: “Năm nay, quay trở lại Hà Nội sau Tết thêm vất vả hơn khi cơn mưa kéo dài. Tôi di chuyển bằng xe máy khá chậm, nên tới Hà Nội muộn hơn dự định”.
Trở lại Hà Nội bằng xe khách, anh Nguyễn Văn Khánh quê ở Thanh Hóa cho bết: “Tôi về quê bằng xe máy, nhưng mưa lớn nên đã quay trở lại Hà Nội bằng ô tô”.
Xe máy được anh Khánh để ở cốp xe khách. Theo anh Khánh, lượng khách trên xe không quá đông. Mọi người lên xe đều có chỗ ngồi, không có cảnh chen chúc như mọi năm.
Đường Trần Phú, phương tiện đổ về từ đầu giờ chiều.
Đường Nguyễn Xiển lúc 15 giờ, phương tiện nối đuôi nhau kéo dài.
Ùn tắc kéo dài, xe máy leo lên vỉa hè để di chuyển.
Lối ra cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, phương tiện di chuyển thuận lợi lúc 16 giờ 30.
Hành trình dài kiến nhiều người tỏ ra mệt mỏi.
Nhiều người quay đầu xe lựa chọn lộ trình khác.
Một gia đình trở lại Hà Nội sau Tết Nguyên đán.
Tại các bến xe, lượng người đổ về đông đúc.
Do dịch Covid-19, các bến xe không rơi vào tình trạng quá tải.
Bên cạnh hành lý, người dân trở lại Hà Nội với đủ thứ quà quê.
Nhiều hành khách đưa cả xe máy lên ô tô do nhà xa.
Tại điểm trung chuyển xe buýt Giáp Bát, người dân phải chờ khá lâu mới có xe.
Đường Giải Phóng lúc 16 giờ.
Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ phương tiện đông, xảy ra tình trạng ùn ứ nhẹ.
Người dân đổ vào Hà Nội từ các tỉnh phía Nam.
Đến 17 giờ, lượng phương tiện vẫn nối đuôi nhau vào Hà Nội.
Kinhtedothi - Dịp cuối năm, các cuộc hội họp, liên hoan diễn ra triền miên dẫn đến số “ma men” điều khiển phương tiện ra đường có xu hướng tăng cao, gây nguy hiểm cho cả bản thân và những người xung quanh. Đáng nói, không ít người vẫn còn tâm lý chủ quan “uống ít nên vẫn đủ tỉnh táo” mà không lường trước hệ lụy.
Kinhtedothi - Ngày 3/1, sau 3 ngày của đợt nghỉ Tết Dương lịch, Cục CSGT (Bộ Công an) phối hợp với lực lượng CSGT (Công an TP Hà Nội) phân luồng đảm bảo trật tự ATGT cửa ngõ Thủ đô.
Kinhtedothi - Sáng 6/2 (tức mùng 6 Tết), thời tiết mưa phùn, rét đậm, ghi nhận của PV tại ngã tư Pháp Vân - Giải Phóng - QL1A, Tổ công tác thuộc Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đứng phân luồng, hướng dẫn dòng phương tiện đổ về trung tâm Hà Nội.
Kinhtedothi - Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ khởi công tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng (CT.08) đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định và Thái Bình đã cơ bản hoàn tất.
Kinhtedothi - Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4 nhưng đã bị rò rỉ nước mưa. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) xử lý dứt điểm tình trạng này.
Kinhtedothi - Sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 4 người tử vong xảy ra trên tuyến QL2B - cung đường đèo dốc dẫn lên thị trấn Tam Đảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác tổ chức, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên toàn tuyến.
Kinhtedothi - Tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum đang được kỳ vọng sẽ trở thành “huyết mạch” quan trọng, không chỉ rút ngắn hành trình mà còn kết nối hiệu quả giữa các khu kinh tế, cửa khẩu và cảng biển.
Kinhtedothi - Thành phố Hải Phòng vừa có thông báo về việc cấm toàn bộ phương tiện và người đi bộ tại một số tuyến đường để phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng và chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2025. Thời gian thực hiện từ 14-23 giờ các ngày 11 và 13/5/2025.