Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người dân Quảng Ngãi mong muốn đặt tên xã mang đặc trưng văn hóa

Kinhtedothi- Theo nguyện vọng của Nhân dân, nhiều địa phương tại Quảng Ngãi tổ chức lấy ý kiến lại về việc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sẽ thực hiện sắp xếp 169/170 xã, phường, thị trấn thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố hiện nay thành 54 xã, phường mới.

Riêng xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, không thực hiện sắp xếp, vì đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số. Lý Sơn tổ chức lại thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu Lý Sơn.

Như vậy, sau sắp xếp, Quảng Ngãi có 56 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 49 xã, 6 phường và 1 đặc khu Lý Sơn), đạt tỷ lệ 32,35%; giảm 115 đơn vị hành chính cấp xã so với 170 đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp (đạt tỷ lệ 67,65%). Ngày 20/4 vừa qua, Đề án này đưa ra lấy ý và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo cử tri.

Cử tri đồng tình với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Đặc biệt, người dân rất quan tâm đến việc đặt tên xã mới sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều xã mới sau khi sắp xếp đơn vị hành chính được đặt tên theo huyện cũ, địa danh lịch sử hoặc tên anh hùng liệt sĩ, vừa mang ý nghĩa sâu sắc, vừa tạo ấn tượng nên được Nhân dân đồng thuận.

Như ở TP Quảng Ngãi, theo Đề án, sau khi sắp xếp sẽ có 3 phường (Cẩm Thành, Nghĩa Lộ, Trương Quang Trọng) và 2 xã (Tịnh Khê, An Phú).

Ông Trần Dần (70 tuổi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) bày tỏ: “Tôi rất thích đặt tên xã, phường mang yếu tố văn hóa. TP Quảng Ngãi trước kia có xã Nghĩa Lộ và Cẩm Thành, bây giờ sử dụng lại vẫn hay hơn là cách đánh số hoặc đưa các tên khác”.

Theo Đề án, huyện Nghĩa Hành sẽ còn 4 xã.

Trong khi đó tại huyện Nghĩa Hành, theo Đề án sẽ còn 4 xã (Nghĩa Hành 1, Nghĩa Hành 2, Nghĩa Hành 3, Nghĩa Hành 4). Nhiều người dân cho rằng cách đặt tên theo con số này không “quen tai” và không mang nét văn hóa đặc trưng.

Tiếp thu ý kiến và mong muốn của người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hành về tên gọi các xã mới sau sắp xếp, Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Hành đã họp, quyết định đổi tên gọi theo địa danh, thay tên gọi theo số thứ tự trước đây.

Theo đó, tên gọi các xã mới lần lượt là Nghĩa Hành, Đình Cương, Thiện Tín và Phước Giang. Huyện ủy Nghĩa Hành chỉ đạo các địa phương tổ chức lấy ý kiến người dân về tên gọi các xã này trong ngày 23/4.

Người dân huyện Nghĩa Hành cho ý kiến về các tên gọi mới của các xã: Nghĩa Hành, Đình Cương, Thiện Tín và Phước Giang.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Đinh Xuân Sâm, người dân rất ủng hộ với tên các xã được đưa ra lấy ý kiến lần này với kết quả có 8 xã đạt tỷ lệ 100%, 4 xã đạt tỷ lệ từ 97-99%.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum cũng như Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi năm 2025 sau khi lấy ý kiến Nhân dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi yêu cầu Ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo chuẩn bị tốt nội dung để tổ chức kỳ họp HĐND cấp huyện, xã thông qua 2 Đề án trên, bảo đảm các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Trên cơ sở các quy định của Trung ương và tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, nhất là việc đặt tên xã mới sau sáp nhập, các địa phương họp cho ý kiến về tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã (mới) thuộc địa phương mình để xác định chuẩn xác tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã (mới).

Trường hợp huyện xác định lại tên gọi khác với tên gọi trong Đề án đã xin ý kiến Mhân dân, các địa phương có hình thức phù hợp để lấy ý kiến lại hoặc thông tin lại cho Nhân dân về tên gọi và chịu trách nhiệm về tên gọi đơn vị hành chính cấp xã (mới) đó.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo chỉ đạo Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Quảng Ngãi hướng tới bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững

Quảng Ngãi hướng tới bảo tồn và khai thác rong mơ bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ